Hướng dẫn sơ cứu nạn nhân say nóng đúng cách
Tuesday 16 April 2024
Hiện nay, thời tiết liên tục nắng nóng nhiệt độ đạt ngưỡng từ 38 - 40 độ C. Theo dự báo, mùa hè năm nay còn nhiều đợt nắng nóng, nhiệt độ cao nhất...
Saturday 13 April 2024
Hơn 100 khách tham dự hội thảo “Chẩn đoán và điều trị hiệu quả sỏi mật” ngày 13/04/2024
Sáng nay, 13/04/2024, Bệnh viện Quốc tế City đã tổ chức thành công Hội thảo “Chẩn đoán và điều trị hiệu quả sỏi mật” với...
Friday 12 April 2024
Thông báo Lịch nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương
Kính gửi Quý khách hàng Chào đón Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch), Bệnh viện Quốc tế City (CIH) trân trọng thông báo Lịch nghỉ Lễ...
Friday 12 April 2024
Livestream
Đau lưng là bệnh lý phổ biến thứ hai trên thế giới, chỉ sau cảm cúm. Ước tính hàng năm có 15-20% người trưởng thành có triệu...
Thursday 11 April 2024
Baby Care Việt Nam tặng khăn sữa cho khoa Phụ Sản CIH
Chiều ngày 11/4/2024, đại diện Công ty TNHH Baby Care Việt Nam đã gửi tặng cho Khoa Phụ Sản CIH khăn sữa cao cấp thương hiệu Bebezoo....
Wednesday 10 April 2024
Chúc mừng Tết cổ truyền Campuchia (Chol Chhnam Themey)
Nhân dịp Tết cổ truyền Campuchia, Bệnh viện Quốc tế City (CIH) gửi lời chúc mừng năm mới đến toàn thể người dân Campuchia. Kính...
Tuesday 9 April 2024
Hội thảo tiền sản: “Chăm sóc Mẹ và Bé sau sinh”
Để giúp mẹ bầu cập nhật những kiến thức y khoa bổ ích và cần thiết, Bệnh viện Quốc tế City sẽ tổ chức Hội thảo: “Chăm sóc...

BS.CKII Đặng Hanh Tuấn chia sẻ những người với đặc thù nghề nghiệp như giáo viên, lễ tân, phục vụ, những người phải đứng lâu trong lúc làm việc rất dễ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chi.

Suy giãn tĩnh mạch là gì?

Ở đây chúng ta có từ thuật ngữ chuyên môn là: Suy giãn và tĩnh mạch. Tĩnh mạch gồm nhiều nơi, tay, chân, đầu, ngực, bụng, chậu… ở đâu cũng có thể giãn được. Chúng ta tập trung nói về tĩnh mạch chân: 2 chi dưới là chủ yếu.
Thứ hai là suy giãn gồm suy và giãn. Suy tức là dòng máu không thay về tim, dòng máu ứ đọng ở tuần hoàn, ứ đọng dưới chân. Suy lâu ngày dẫn đến giãn. Đó là hai phần thực thể. Người ta gọi chung là suy giãn tĩnh mạch. Hiểu ý là suy giãn tĩnh mạch chi dưới.

Những người dễ mắc suy giãn tĩnh mạch:

  • Phụ nữ có thai (Các bác sĩ Khoa Mạch máu Bệnh viện Quốc tế City cho biết, giãn tĩnh mạch ở nữ giới thường phát hiện ở lần mang thai đầu tiên, rất hiếm khi xuất hiện ở giai đoạn trước dậy thì. Một số nghiên cứu ghi nhận, chỉ gần 10% nữ giới bị giãn tĩnh mạch là chưa có thai, còn lại 90% xảy ra ở nhóm phụ nữ từng mang thai).
  • Người lạm dụng thuốc ngừa thai.
  • Người làm công việc phải đứng lâu, ngồi lâu (như giáo viên, y tá, thợ may, điều dưỡng, phòng mổ…).

 


Đặt lịch hẹn với BS.CKII Đặng Hanh Tuấn qua hotline: (8428) 6280 3333 (máy nhánh 8040)

Phòng ngừa hiệu quả nhất:

  • Chúng ta nên tránh đứng lâu, ngồi quá lâu.
  • Ngồi lâu: ngồi khoảng 30 thì chúng ta phải đứng lên, vận động thể dục thể thao.
  • Đứng quá 30 phút thì chúng ta cũng phải ngồi xuống, tập thể dục, đi đi lại lại, không đứng lâu 1 chỗ.
  • Nằm thì chân gác cao lên.

Có nhiều phương pháp điều trị:

- Giai đoạn khi mới chớm bị bệnh: chúng ta phải thay đổi lối sống, ăn uống, vận động, thể dục thể thao, đạp xe đạp, chạy bộ.

- Giai đoạn khi những tĩnh mạch giãn ra 1-2 ly, chúng ta dùng chích xơ hoặc chích xơ tạo bọt làm tắc những tĩnh mạch nhỏ.

- Khi tĩnh mạch giãn lớn ở mức độ cao, chúng ta cũng có nhiều phương pháp:

Đầu tiên là phương pháp mổ hở, cắt bỏ toàn bộ những tĩnh mạch đã giãn.

Thứ hai là làm tắc tĩnh mạch giãn có nhiều cách:

  • Tắc bằng sóng năng lượng laser.
  • Năng lượng sóng cao tần.
  • Làm tắc bằng thuốc (thuốc làm tắc những thành mạch của tĩnh mạch giãn).
  • Làm tắc nhưng bảo tồn tĩnh mạch giãn bằng đó là phương pháp CHIVA (châu Âu, Pháp, Đức phổ biến). Họ áp dụng rất nhiều. Họ cắt những dòng trào ngược từ tĩnh mạch nông sang tĩnh mạch sâu.
  • Những vẫn giữ nguyên tĩnh mạch nông giãn lớn.
  • Mục đích là để trong những trường hợp cần phẫu thuật về tim mạch thì những tĩnh mạch nông rất có giá trị để có thể lấy ra để có thể tĩnh mạch làm động mạch ghép cho bệnh nhân.

Thói quen sinh hoạt hằng ngày

  • Tuyệt đối tránh đứng lâu hoặc ngồi lâu.
  • Đi chùa, đi thiền chúng ta hay ngồi quỳ gối, gấp chân quá lâu.
  • Đứng không quá lâu, 30 phút thì phải ngồi nghỉ.

Lưu ý phòng ngừa Thói quen:

  • Giảm cân.
  • Ăn uống hợp lý, ăn nhiều chất xơ để tránh táo bón.
  • Năng vận động thể thao, đạp xe đạp, chạy bộ, đi bơi là tốt nhất.
  • Tập luyện những bài tập chân: chúng ta phải tập những bài tập chân như duỗi chân, co bóp cẳng chân, duỗi chân. Đi bộ tùy theo sức. cũng tránh đi bộ quá nhiều, quá xa, quá chậm đối với các người có bệnh lý viêm khớp.
  • Tránh lạm dụng thuốc ngừa thai.
  • Nằm gác chân cao.
  • Tích cực không ngồi một chỗ quá nhiều.

Đặc thù nghề nghiệp cần lưu ý:

Đứng quá lâu, đội tiêu binh, đội tạm gác, lễ tân, mở cửa khách sạn, nghề bán hàng, tiếp thị, phục vụ nhà hàng. (8 tiếng trong ca với giày cao gót). Nếu bắt buộc phải như thế thì các bạn phải lưu ý. Người sử dụng lao động và các cấp lãnh đạo cũng cần lưu ý bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Thông tin Gói tầm soát suy giãn tĩnh mạch

Bác sĩ phụ trách Thứ sáu Thứ ba Thứ sáu Thứ ba Thứ sáu
02/08 06/08 09/08 13/08 16/08
Ths.BS Dương Đình Bảo          
TS.BS Phạm Minh Ánh          
BS.CK2 Đặng Hanh Tuấn          
Ths.Bs Trịnh Vũ Nghĩa        
Ths.Bs Lê Đức Tín          

Đặt lịch hẹn với bác sĩ khoa Mạch máu qua tổng đài (8428) 6280 3333. Máy nhánh 8040 để đặt hẹn

TIN LIÊN QUAN

Khoa Mạch Máu Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.

ĐT: (8428) 6280 3333. Máy nhánh 0 để đặt hẹn.

Website: www.cih.com.vn.

Facebook: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity/