Đột quỵ thường xuất phát từ nhiều yếu tố nguy cơ như: tim mạch, cao huyết áp, cholesterol cao, tiểu đường biến chứng, yếu tố đông máu, yếu tố di truyền, rối loạn mỡ máu... Nếu chỉ theo dõi 1 trong số đó mà không theo dõi tổng thể thì không thể đánh giá được hết các nguy cơ đột quỵ.
Các yếu tố nguy cơ được kiểm soát tương đối dễ bằng cách giảm chất béo, tập thể dục đều đặn, giảm bia rượu, giảm căng thẳng, theo dõi huyết áp, mỡ máu, tim mạch, tiểu đường thường xuyên, thực hiện chẩn đoán hình ảnh của động mạch cảnh, động mạch đốt sống & mạch máu não (nếu có chỉ định của bác sĩ) để kiểm tra bất thường trong mạch não dẫn đến não. Ngoài ra, trường hợp có dấu hiệu Đột quỵ cần được cấp cứu tại bệnh viện có điều trị dột quỵ trong vòng thời gian vàng là 4,5 tiếng đồng hồ với các phương pháp kỹ thuật thích hợp.
Hành trình dẫn đến đột quỵ
Có hai loại đột quỵ não:
- Vỡ mạch máu não (chiếm tỷ lệ 20% ca đột quỵ) làm máu chảy vào nhu mô não, khoang dưới nhện hay não thất. Máu tụ lại thành huyết khối. Sự chèn ép, tăng áp lực nội sọ đồng thời thiếu máu nuôi làm một hay vài khu mô não bị hoại tử. Tăng huyết áp là nguyên nhân thường gặp nhất.
- Nhồi máu não (chiếm tỷ lệ 80% ca đột quỵ): Do cục máu đông tại chỗ của động mạch não hay cục máu đông từ xa chuyển đến gây tắc động mạch não, vùng mô não do động mạch đó cấp nuôi dưỡng bị thiếu máu và hậu quả là bị hoại.
Kiểm soát nguy cơ đột quỵ từ sớm từ hành trình bệnh.
Nếu phát hiện sớm các nguy cơ đột quỵ, người bệnh chỉ cần theo dõi và điều trị bằng thuốc cộng thêm thay đổi lối sống không lành mạnh để duy trì sức khỏe tốt. Ngược lại, nếu phát hiện khi có dấu hiệu Đột quỵ trong vòng thời gian vàng - 4,5 tiếng hoặc có các cơn Đột quỵ thoáng qua (*), người bệnh sẽ được tiến hành điều trị theo phác đồ phù hợp, đôi khi phải Can thiệp mạch máu hoặc Tiêu sợi huyết tĩnh mạch, theo dõi và điều trị bằng thuốc cộng thêm thay đổi lối sống không lành mạnh và luôn có nguy cơ tái lại.
Thời gian vàng trong cấp cứu đột quỵ
Ths.Bs Trần Thị Mai Thy cho biết, dấu hiệu nhận biết một người bị đột quỵ là đang ngồi nói chuyện thấy méo miệng, liệt nửa người, đau đầu, đấy là yếu tố hoặc trên nền bệnh nhân có rối loạn chuyển hóa, tăng huyết áp, đái tháo đường cần phải kiểm soát các nguy cơ. Đột quỵ xảy ra do cả tăng huyết áp hoặc huyết áp thấp. Nếu huyết áp thấp thì nguy cơ đột quỵ lại cao hơn và dễ xảy ra đột quỵ. Tổ chức Đột quỵ thế giới mới đưa ra các dấu hiệu đột quỵ: Mặt, tay, lời nói là nghi ngờ và phải khẩn trương đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để đảm bảo thời gian vàng, người ta cho rằng phải trước 4,5 tiếng. Có thể kéo dài đến 6 tiếng. Cụ thể, mặt bị miệng lệch, mắt lệch, tay một bên tay yếu, có thể nói hơi khó, nặng có thể không nói được, không hiểu lời nói. Khi đó ngay lập tức là phải gọi ngay cho 115 hoặc đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
Ths.Bs Trần Thị Mai Thy tư vấn cho người dân về đột quỵ.
TIN LIÊN QUAN
- TP.HCM: 17 bệnh viện có thể tiếp nhận và điều trị bệnh đột quỵ
- Đau đầu và đột quỵ
- Xua tan nguy cơ đột tử do bệnh lý tim mạch đột quỵ
- Kiểm soát đột quỵ từ sớm: Tại sao không?
- Đột quỵ: "Trời kêu ai nấy dạ - Hay do chưa biết cách phòng ngừa"
- Phát hiện sớm đột quỵ não, hạn chế di chứng
- Người bị tai biến có khả năng phục hồi bình thường?
- Đột quỵ tuổi 40: Dấu hiệu cảnh báo không thể bỏ qua
- Cách phòng ngừa tai biến mạch máu não cho người bị cao huyết áp
- Bệnh lý mạch máu: dấu hiệu mơ hồ nhưng có thể gây tàn phế
Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.
ĐT: (8428) 6280 3333 (Bấm phím 0) để gặp tổng đài viên.
Website: www.cih.com.vn.