Thứ tư, 23/01/2019

Vnexpress - Đánh giá nhanh chóng tình huống, xử lý mối đe dọa đến tính mạng, sau đó gọi 115 thông báo sơ bộ tình hình.

Ở hầu hết các nước châu Âu, sơ cứu là một kỹ năng bắt buộc khi kiểm tra lái xe. Theo Firstaidforlife, các chuyên gia cho biết người di chuyển bằng xe đạp dễ gặp nguy hiểm nhất khi tham gia giao thông.

Nếu bạn đang di chuyển trên đường, lưu ý không bao giờ vượt qua các xe tải, xe buýt và xe lớn khác ở bên trong, không bao giờ đi sát chúng hoặc đi song song. Khu vực điểm mù nguy hiểm xung quanh loại xe này, tài xế ngồi trên cabin không thể quan sát nên rất dễ gây tai nạn.

Khi bạn là người đầu tiên chứng kiến một tai nạn, hãy đảm bảo rằng bản thân phải được an toàn khi tiếp cận hiện trường. Quan sát xung quanh để chắc chắn giao thông đã dừng lại và mọi người được cảnh báo có tai nạn để tránh thương vong thêm. Nếu có nhiên liệu bị đổ hoặc các nguy cơ cháy khác, hãy tắt có nguồn gây lửa. Luôn bật đèn báo nguy hiểm cho xe và sử dụng dụng cụ hình tam giác cảnh báo nếu có sẵn.

Trước tiên, hãy đánh giá tình huống và xử lý mọi mối đe dọa đến tính mạng trước, sau đó gọi xe cứu thương 115. Khi tiếp cận được người bị nạn, đầu tiên hỏi tên họ là gì. Nếu người bị nạn trả lời được thì họ còn tỉnh táo. Trường hợp nạn nhân không có phản ứng gì, cấu véo nhẹ lên người họ xem có đáp ứng không. Cấu véo không đáp ứng cho thấy nạn nhân đang hôn mê, có thể đang trong tình trạng nguy kịch.

Nếu nạn nhân không thở, cần phải hồi sức cho họ. Hỏi các dịch vụ khẩn cấp qua điện thoại để được hướng dẫn chi tiết.

Khi bị tai nạn, nạn nhân rất dễ gãy xương, đặc biệt chấn thương đốt sống cổ. Vì thế, không nên di chuyển mà để nạn nhân bất động, hoặc muốn di chuyển cần có nhiều người hỗ trợ. 

Nếu người bị nạn mắc kẹt trong ôtô, họ rất dễ bị gãy xương, chấn thương cột sống, đặc biệt là cột sống cổ. Trong trường hợp này, không nên di chuyển mà để nạn nhân bất động, vì nếu di chuyển, tổn thương của họ trở nên trầm trọng hơn, dễ gây sốc, nguy hiểm đến tính mạng.

Khi có tình huống nguy hiểm tại hiện trường (ví dụ nguy cơ chập điện, cháy nổ...), bắt buộc phải di chuyển nạn nhân ra khỏi hiện trường. Trong khi di chuyển nạn nhân cố gắng tránh các động tác làm xoắn vặn, gập cổ, gập người. Tốt nhất là có nhiều người hỗ trợ để giữ thẳng lưng, cổ và chân nạn nhân trong quá trình di chuyển.

Nếu nạn nhân gãy xương chi gây biến dạng gập góc, cố gắng giữ nguyên tư thế biến dạng khi di chuyển.

Khi di chuyển nạn nhân ra khỏi vùng nguy hiểm, trong điều kiện nào đó (nền đất, bãi cỏ...) nên kéo hơn là bế. Cách tốt nhất để kéo nạn nhân là túm lấy cổ áo hoặc ống quần.

Cầm máu vết thương

Chảy máu là nguyên nhân chính gây tình trạng sốc, do đó bằng mọi cách phải cầm máu cho nạn nhân. Dùng miếng vải sạch gập thành nhiều lớp, đặt lên miệng vết thương. Nếu nạn nhân tỉnh, bảo họ dùng tay tự ép chặt vào miếng vải đó và bạn có thời gian sơ cứu cho những nạn nhân khác nặng hơn.

Dùng miếng vải gập thành nhiều lớp, đặt lên vết thương. Khi vải đã thấm nhiều máu, không thay miếng khác mà đệm thêm bông băng. Ảnh: Wikihow

Khi miếng vải thấm nhiều máu, không nên bỏ ra để thay thế miếng vải khác mà đệm thêm lớp vải và quấn thêm nhiều vòng băng. Trong mọi trường hợp tiếp xúc trực tiếp với máu nạn nhân, tốt nhất nên có sự cách ly bằng cách đeo găng tay cao su, túi nilon hoặc các vật liệu không thấm nước khác.

Với nạn nhân bị sốc, hãy đặt họ nằm xuống, nới lỏng quần áo, nâng cao hai chân lên quá đầu trong trường hợp không ảnh hưởng đến cột sống và vết thương. Nếu trời lạnh, ủ ấm bằng cách đắp chăn hay áo khoác lên người nạn nhân. Động viên, trấn an người gặp nạn cũng đóng vai trò rất quan trọng, giúp nạn nhân đỡ lo âu, không hoảng loạn.

Bác sĩ Dương Đình Toàn, Viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Việt Đức, khuyến cáo không vận chuyển nạn nhân đi cấp cứu bằng xe máy, xe đạp hay cõng trên lưng. Đặc biệt, không cố lấy những vật nhọn đã găm sâu vào cơ thể nạn nhân, đặc biệt là bụng, ngực, đầu. Các động tác hỗ trợ sơ cứu phải hết sức thận trọng để ngăn ngừa những tổn thương thứ phát, khiến cho tình trạng nạn nhân nặng hơn.

Khoa Cấp cứu Bệnh viện Quốc tế City

Khoa Cấp cứu Bệnh viện Quốc tế City hoạt động 24/24 vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ 7 - Chủ nhật cũng như các ngày Lễ/Tết trong năm.

Bệnh viện Quốc tế City đã thiết kế xây dựng khu vực khoa Cấp cứu rộng lớn, đầy đủ tiện nghi, trang thiết bị hiện đại theo đúng chuẩn quốc tế với sức chứa đến 10 giường bệnh tọa lạc tại tầng trệt của bệnh viện, lối ra vào khoa rộng rãi, thông thoáng đảm bảo quá trình xuất xe thuận lợi, kịp thời. 

Có rất nhiều tình huống bệnh nhân cần được cứu chữa khẩn cấp như các trường hợp ngộ độc thuốc - hóa chất, chấn thương; bệnh lý ngoại khoa khẩn cấp như viêm ruột thừa cấp, tắc ruột, thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa…; bệnh lý nội khoa khẩn cấp như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim cấp, hôn mê tiểu đường, nhiễm trùng huyết…, bệnh nhân cần được chẩn đoán - điều trị chính xác và ngay lập tức.

Tại Bệnh viện Quốc tế City, đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên với nhiều kinh nghiệm về các bệnh lý cấp cứu, cùng các kỹ thuật chẩn đoán và hồi sức hiện đại tiên tiến, trong môi trường chữa trị bệnh hoàn hảo, sẵn sàng phục vụ người bệnh.

Trạm cấp cứu vệ tinh 115 tại Bệnh viện Quốc tế City

Trạm cấp cứu mới đặt tại Bệnh viện quốc tế City đi vào hoạt động với xe cứu thương trang bị hiện đại và bác sĩ trực 24/7.

Phó giáo sư Nguyễn Tấn Cường, Giám đốc Y khoa Bệnh viện Quốc tế City cho biết bệnh viện mong muốn chia sẻ gánh nặng cùng hệ thống cấp cứu của thành phố, rút ngắn thời gian vàng tiếp cận hiện trường, đáp ứng nhu cầu cấp cứu ngoại viện của người dân. Bệnh viện tổ chức đội ngũ y bác sĩ trực cấp cứu 24/7, xe cứu thương đầy đủ trang thiết bị hiện đại.

Lập các trạm cấp cứu vệ tinh 115 tại Bệnh viện Quốc tế City nhằm nâng chất lượng và tăng thời gian cấp cứu đến hiện trường nhanh nhất. Các trạm cấp cứu vệ tinh hầu hết liên kết và đặt tại các bệnh viện có đầy đủ trang thiết bị cùng nhân lực cấp cứu ngoại viện. Khi có cuộc gọi đến Trung tâm Cấp cứu 115, tổng đài sẽ phân loại vị trí bệnh nhân và thông báo đến trạm cấp cứu vệ tinh gần nhất để kịp có mặt tại hiện trường để xử trí bệnh nhân, sau đó quyết định đưa người bệnh đến bệnh viện phù hợp.

Gọi cấp cứu, người dân bấm số 028.6290.1155 hoặc gọi số 115.

Thông tin chi tiết quý khách vui lòng liên hệ:

Khoa Cấp cứu Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.

ĐT: (8428) 6290 1155.

Website: www.cih.com.vn.

Fanpage: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity