Ths.Bs Bùi Thị Xuân Nga - Khoa Tim mạch chia sẻ nhiều thông tin nóng hổi về căn bệnh thời đại: tăng huyết áp. BS Nga cho biết, sự trẻ hóa của các bệnh nhân tăng huyết áp do lối sống không lành mạnh, lạm dụng rượu bia, đô thị hóa, tác động tâm lý xã hội, bệnh lý phối hợp như đái tháo đường, suy thận...

Ths.Bs Bùi Thị Xuân Nga - Khoa Tim Mạch Bệnh viện Quốc tế City.

Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sớm với khoảng 10 triệu người năm 2015; trong đó 4,9 triệu người do bệnh mạch vành và 3,5 triệu người do đột quỵ. Là yếu tố nguy cơ chính của suy tim, rung nhĩ, bệnh thận mạn, bệnh mạch máu ngoại vi. Nguy hiểm là vậy nhưng có đến 50% bệnh nhân không phát hiện mình bị tăng huyết áp cho đến khi đi kiểm tra sức khỏe.

Một số triệu chứng cần lưu ý: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai… Biểu hiện tăng huyết áp dữ dội hơn: đau nhói vùng tim, giảm thị lực, thở gấp, mặt đỏ bừng, da tái xanh, nôn ói, hồi hộp, đánh trống ngực, hốt hoảng…

Để điều trị và phòng ngừa tăng huyết áp, bệnh nhân cần thay đổi lối sống lành mạnh và tuân thủ điều trị bằng thuốc của bác sĩ.

Những dấu hiệu của tăng huyết áp cần đi khám ngay

Đau đầu dữ dội

Khi huyết áp tăng cao làm tăng áp lực bên trong cranium và gây ra cơn đau đầu dữ dội. Đau đầu do cao huyết áp khác với các loại đau nửa đầu hoặc đau đầu khác mà bệnh nhân đã trải qua trước đó và nó không thuyên giảm với thuốc giảm đau hiện tại. Đây là lý do tại sao các chuyên gia khuyên bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bệnh nhân tăng huyết áp bị đau đầu dữ dội.

Đau ngực

Người bị tăng huyết áp mãn tính có thể bị đau ngực nhẹ liên quan đến đánh trống ngực. Lúc này, tim phải làm việc nhiều hơn và nhanh hơn để đẩy máu vào mạch máu và duy trì việc cung cấp máu thích hợp cho toàn bộ mô cơ thể. Đây là một triệu chứng không bao giờ được bỏ qua vì nó cho thấy được mức độ nghiêm trọng của bệnh. Ngoài ra, người bệnh còn có biểu hiện ra mồ hôi, khó thở và buồn nôn.

Tổn thương ở mắt

Huyết áp cao mãn tính có thể gây tổn thương cho các mạch máu nhỏ mang máu đến các bộ phận khác nhau của mắt gây tổn thương ở võng mạc. Bệnh lý võng mạc có thể rất nghiêm trọng nếu không được điều trị sớm. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể bị mất thị lực hoàn toàn.

Chóng mặt

Chóng mặt cũng có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc huyết áp nhưng chúng ta không nên bỏ qua triệu chứng này, đặc biệt là nếu khởi phát đột ngột. Chóng mặt đột ngột, cơ thể mất thăng bằng hoặc việc đi lại khó khăn là những dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ. Huyết áp cao là một yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với đột quỵ.

Đỏ mặt

Đỏ bừng mặt xảy ra khi các mạch máu trong mặt giãn ra. Nó có thể là phản ứng với một số tác nhân như phơi nắng, thời tiết lạnh, thức ăn cay, gió, đồ uống nóng và các sản phẩm chăm sóc da. Đỏ bừng mặt cũng có thể xảy ra với căng thẳng cảm xúc, tiếp xúc với nhiệt hoặc nước nóng, uống rượu và tập thể dục. Tất cả những điều này đều có thể làm tăng huyết áp tạm thời. Đỏ mặt có thể là phản ứng báo hiệu rằng huyết áp của bạn đang lên cao.

Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.

ĐT: (8428) 6280 3333 (Máy nhánh 0) để gặp tổng đài viên.

Website: www.cih.com.vn.

Fanpage: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity