Ngày 10/03/2020 Bệnh viện Quốc tế City đã tổ chức buổi livestream tư vấn trực tuyến về bệnh lý thận, tiết niệu. Đồng hành cùng chương trình, vinh dự nhận được sự tham gia chia sẻ của PGS.TS.BS Nguyễn Tuấn Vinh - Chủ tịch Hội Tiết niệu Thận học TPHCM, cố vấn Khoa Niệu Bệnh viện Quốc tế City.

Ngày nay, tỷ lệ người mắc các bệnh lý về thận, tiết niệu ngày càng gia tăng do thói quen sinh hoạt, lối sống... Để hiểu rõ hơn những dấu hiệu của bệnh lý thường gặp của tiết niệu cũng như phương pháp điều trị... hãy cùng tìm hiểu qua phần tư vấn của PGS.TS.BS Nguyễn Tuấn Vinh.

PGS.TS.BS Nguyễn Tuấn Vinh tư vấn cho khách về bệnh lý thận, tiết niệu.

Thưa bác sĩ, tỷ lệ người mắc bệnh tiết niệu đang gia tăng, đặc biệt là sỏi thận, nhiễm trùng tiểu... Dưới góc độ là bác sĩ chuyên khoa đầu ngành, bác sĩ có thể chia sẻ những bệnh thường gặp ở hệ tiết niệu là gì?

PGS.TS.BS Nguyễn Tuấn Vinh: Hệ tiết niệu là hệ rất lớn trải dài tuyến thượng thận, bàng quan, tuyến tiền liệt, niệu đạo, tinh hoàn, cơ quan sinh dục... Vì quá nhiều cơ quan như vậy nên có những bệnh có tỷ lệ mắc bệnh cao như: nhiễm khuẩn đường tiết niệu (có thể lên đến 45%). Đặc biệt ở người lớn tuổi có thể lên đến 50% người mắc bệnh. Ngoài ra còn bệnh sỏi niệu có tỷ lệ mắc bệnh cao, Việt Nam nằm trong "vành đai sỏi" cao. Nguyên nhân do chế độ ăn uống, khí hậu, thời tiết, lối sống...

Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt cũng có tỷ lệ mắc bệnh cao đứng thứ ba. Với đối tượng >40 tuổi tỷ lệ 7% và người lớn tuổi trên 90 tuổi là 90%. Bệnh này chỉ xuất hiện ở đàn ông lớn tuổi. Tính chung về số lượng bệnh nhân mắc bệnh lý tiết niệu thì nhiễm khuẩn đường tiết niệu vẫn đứng hàng đầu.

Dấu hiệu nhận biết bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu, khi nào người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám và điều trị?

PGS.TS.BS Nguyễn Tuấn Vinh: Đối với đường tiết niệu bất kỳ vấn đề nào liên quan đến đường tiểu thì người bệnh cần cảnh giác. Đường tiết niệu gồm đường tiểu trên và đường tiểu dưới và nhóm bệnh của 2 nhóm này cũng khác nhau. Dấu hiệu là bệnh nhân thấy tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu đau, tiểu máu, tiểu đục, tiểu gắt... Triệu chứng bệnh đường tiểu dưới sẽ đau, nặng ở dưới hạ vị. Đường tiểu trên sẽ có đau lưng, sốt... Tất cả những dấu hiệu trên cần đi khám kịp thời.

Cơ chế hình thành Bệnh sỏi thận là gì thưa bác sĩ?

PGS.TS.BS Nguyễn Tuấn Vinh: Sỏi thận là một phần của sỏi đường tiết niệu. Ngoài sỏi thận có sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo. Khi có những tinh thể nhỏ kết hợp lại tạo thành sỏi. Nguyên nhân do bệnh nhân tiêu thụ quá nhiều các chất tạo nên sỏi và có trường hợp ngược lại. Thứ hai là bệnh nhân phải có tình trạng nước tiểu cô đặc không thể hòa tan. Điều kiện:

Bệnh nhân uống nước ít, đi tiểu nhiều. Ăn thức ăn ít chuyển hóa. Bệnh nhân bị kết dính như từng nhiễm khuẩn đường tiết niệu, hạt nhỏ như mủ, có chất kết dính... Đây là điều kiện các tinh thể lắng đọng trở lại. Theo chuyên khoa chia làm hai loại: sỏi cơ thể và sỏi cơ quan. 

Bác sĩ có thể chia sẻ phương pháp điều trị bệnh sỏi thận hiện nay là gì?

PGS.TS.BS Nguyễn Tuấn Vinh: Đối với sỏi thận điều trị 2 giai đoạn: nếu có sỏi sẽ lấy sỏi ra. Bước 2 là chữa thận cho phục hồi trở lại. Đa số ban đầu là lấy sỏi ra bằng nhiều phương pháp tùy vào kích thước sỏi. Nếu sỏi nhỏ có thể uống thuốc. Nếu sỏi lớn có thể nội soi phá vỡ sỏi hoặc tán sỏi ngoài cơ thể. Những trường hợp không thể nội soi được do bất thường cơ quan niệu, hoặc do sỏi quá lớn có thể phẫu thuật lấy sỏi và chữa các bệnh lý đường tiết niệu.

Nguy cơ tái nhiễm với những bệnh nhân bị sỏi thận như thế nào?

PGS.TS.BS Nguyễn Tuấn Vinh: Chúng ta cần điều trị 2 bước: Bước 1 lấy sỏi là bước đầu. Sau đó phải điều trị tiếp. Nếu bỏ điều trị thì khả năng tái phát là rất cao. Trường hợp từng tán sỏi nhưng năm nào cũng phải phẫu thuật lấy sỏi là do điều trị chưa dứt điểm. Vì vậy cần có chuyên khoa về tiết niệu. Không phải lấy sỏi xong là điều trị hết mà cần theo tiếp bước thứ 2 làm các xét nghiệm thì mới ngăn chặn được bệnh.

Đối với đàn ông ra ngoài bia rượu thì việc ăn uống có ảnh hưởng đến các bệnh về đường tiết niệu?

PGS.TS.BS Nguyễn Tuấn Vinh: Chúng ta được biết bệnh từ cửa miệng vì vậy ăn uống không khoa học có thể gây nên bệnh. Thức ăn chúng ta phải hợp vệ sinh, ăn có chọn lọc nhưng đa dạng phù hợp với các thang về dinh dưỡng: Đường đạm mỡ cần theo tỷ lệ thích hợp. Để tạo thành sỏi phải có sự tích tụ nhiều chất vì vậy nếu dùng đường quá nhiều cũng sẽ bị ứ đọng thành sỏi. Hệ tiết niệu được ví như cơ quan bài tiết giống như "vệ sinh môi trường". Vì vậy cần uống nước đầy đủ để thải chất cặn bã, cô đặc.

Về uống nước, không có con số tối đa vì với cầu thủ thì cần lượng nước nhiều nhưng với người bình thường chỉ trong nhà thì lượng nước sẽ cần ít hơn tùy vao nhu cầu. Tuy nhiên, không nên để tình trạng khát, khô mới uống nước. Khi nước tiểu có màu sẫm đồng nghĩa bạn đã uống chưa đủ nước.

Thực phẩm nào tốt cho bệnh nhân bị bệnh lý về thận, tiết niệu?

PGS.TS.BS Nguyễn Tuấn Vinh: Đối với bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu nên uống nhiều nước hơn bình thường giúp tống chất độc ra ngoài. Nên đa dạng thức ăn không nên ăn một loại thực phẩm.

Dưới đây là những thắc mắc của quý khách được PGS.TS.BS Nguyễn Tuấn Vinh giải đáp.

Em từng bị sỏi thận và đã tán bằng tia laser nhưng em vẫn có hiện tượng uống nhiều nước thì tiểu nhiều, tiểu máu, tiểu gắt. Mong bác sĩ tư vấn giúp!

(Bạn Nguyễn Thành An, TPHCM)

PGS.TS.BS Nguyễn Tuấn Vinh: Nếu chỉ tán sỏi thôi thì chưa đủ. Chưa kể tán xong đã hết sỏi chưa và có bệnh lý kèm theo của đường tiểu không? Đôi khi người bệnh có phản xạ, thói quen là cứ uống nước là lo tranh thủ đi tiểu trước. Thói quen như vậy là không tốt. Để có chẩn đoán chính xác người bệnh cần đi khám tổng quát xem có tổn thương ở hệ niệu không, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.

Người siuy thận không nên vận động mạnh như vậy có đúng không. Chế độ thể thao như thế nào là hợp lý?

(Ngọc Thảo Quận 10)

PGS.TS.BS Nguyễn Tuấn Vinh: Người suy thận không thải được chất độc do chuyển hóa kém. Người suy thận có thể thiếu máu nên khi làm việc nặng sẽ thấy mệt. Người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và đa dạng nhóm chất hơn. Chế độ làm việc cần phù hợp với từng giai đoạn của người suy thận. Để chẩn đoán chính xác nên khám chuyên khoa để bác sĩ tư vấn chế độ vận động, ăn uống sinh hoạt khoa học.

Mẹ em bị nhiễm trùng tiểu đã lâu đã từng khám nhưng tái đi tái lại. làm thế nào để dứt căn bệnh này?

(Trâm Quyên Quận 11)

PGS.TS.BS Nguyễn Tuấn Vinh: Để biết chính xác bệnh lý nào ở hệ tiết niệu cần biết rõ nguyên nhân. Nhiễm khuẩn niệu tái phát hay nhiễm khuẩn niệu tái nhiễm. Nhiễm khuẩn niệu tái phát là lúc trước nhiễm khuẩn nhưng điều trị chưa đúng. Còn nhiễm khuẩn niệu tái nhiễm là lúc trước có thể đã điều trị hết nhưng cơ thể có tác động do yếu tố nào đó dẫn đến tái nhiễm. Vì vậy tùy vào từng bệnh mà có cách điều trị khác nhau.

Tiểu không tự chủ có chữa dứt được không và đi đâu để điều trị?

(La Phúc yên, TPHCM)

PGS.TS.BS Nguyễn Tuấn Vinh: Tiểu không tự chủ hay tiểu không kiểm soát là triệu chứng của rất nhiều bệnh. Do bàng quang nhỏ, bàng quan lớn kích thích không chịu chứa. Ứng với mỗi trường hợp cách chữa sẽ khác nhau. Để tìm ra nguyên nhân phải làm nhiều xét nghiệm. Để điều trị chính xác cần tìm đến chuyên khoa sâu về niệu để tìm ra nguyên nhân điều trị chính xác, triệt để. Ngoài chuyên khoa chuyên môn, thì cần trang thiết bị hiện đại. Điển hình Bệnh viện Quốc tế City cũng là địa điểm tốt để bệnh nhân gửi gắm điều trị.

Nghe rất nhiều về tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt. Đây là bệnh gì và cơ chế của bệnh như thế nào thưa bác sĩ?

Nguyễn Minh.A  (Quận 5)

PGS.TS.BS Nguyễn Tuấn Vinh: bệnh này có quá trình thay đổi tên liên tục để phù hợp với từng giai đoạn. Trước đây gọi là u xơ tuyến tiền liệt ở nam. Sau này các nhà nghiên cứu lấy khối u đó nghiên cứu xem có phải u xơ không thì phát hiện không chỉ xơ mà còn tuyến, cơ. Sau này sửa lại tên cho phù hợp là u phì đại lành tính tuyến tiền liệt, bướu lành tuyến tiền liệt. Mới nhất gọi là tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt. Đa số nam lớn tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh nhưng không phải ai lớn tuổi cũng phải điều trị mà phải kèm yếu tố có triệu chứng đường tiểu dưới mới có thể chữa trị. Đến nay có nhiều giả thuyết tạo thành bệnh tăng sinh lành tính tuyến liền liệt. Thứ nhất do ảnh hưởng của nội tiết. Thứ hai tuyến tiền liệt là cơ quan sinh dục của người nam: có 02 loại - một loại phát triển từng đợt từng đợt. Tuy nhiên không thể phát triển hoài mà có sự thay đổi giữa sinh ra và mất đi. Một số cơ chế khác như kích thích viêm liên tục làm tuyến tiền liệt phát triển. Do vậy đây là tổng hợp nhiều yếu tố để phát triển thành tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt.

Với tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt cách điều trị là như thế nào?

PGS.TS.BS Nguyễn Tuấn Vinh: Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt và có triệu chứng đường tiểu dưới thì mới điều trị. Nếu chỉ có vế đầu thì sẽ không điều trị. Tuyến tiền liệt là cơ quan sinh dục phụ ở người nam. Chúng ta chỉ chữa khi có triệu chữa hoặc khi có ung thư. Chúng ta chỉ chữa khi có bệnh ở đường tiểu dưới. Vì vậy tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt không phải là bệnh và không cần phải chữa. Không phải là u xơ vì có các thnah2 phần mô cơ, mô sợi, mô tuyến... Đây cũng là nguyên tắc điều trị của Hiệp hội Niệu Khoa trên thế giới.

Quý khách có nhu cầu khám các bệnh lý tiết niệu có thể đến Bệnh viện Quốc tế City - Khoa Tiết Niệu (lầu 2) được khám, tư vấn bệnh.

Thông tin liên hệ: 

Bệnh viện Quốc tế City

Phòng khám Pharmacity Quốc Hương, Quận 2 (Quản lý bởi Bệnh viện Quốc tế City)

  • Địa chỉ: Số 44 Quốc Hương, P.Thảo Điền, Quận 2, TPHCM.
  • Điện thoại: (028) 700 3350 - EXT: 1346. 
  • Thời gian hoạt động: Từ 7:30 đến 20:30.
  • Phí khám: 70.000 Đ/lần khám.