Để chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), ngoài triệu chứng lâm sàng, tiền sử (hút thuốc, viêm phế quản mạn tính hoặc mắc bệnh khí phế thũng, môi trường độc hại bởi hóa chất, khói bụi,…) cần đo phế dung ký, chụp CT phổi giúp tầm soát chuyên sâu bệnh lý của phổi, bao gồm cả ung thư phổi.

TIN LIÊN QUAN

Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Theo Ths.Bs Hoàng Chân Phương - Khoa Nội Hô hấp Bệnh viện Quốc tế City, phương pháp điều trị thiết thực nhất đối với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là ngừng hút thuốc lá, tránh tiếp xúc với khói bụi. Do đó, bạn nên quyết tâm cai thuốc lá ngay từ bây giờ để cải thiện sức khỏe của bạn. Bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ở tất cả các giai đoạn đều có lợi khi tham gia tập phục hồi chức năng hô hấp để cải thiện khả năng gắng sức, giảm mệt và khó thở.

Điều trị bằng thuốc bao gồm: các thuốc giãn phế quản là nền tảng của điều trị (dạng hít được ưu tiên lựa chọn) và các thuốc corticoid hít có tác dụng kháng viêm ở đường hô hấp và làm giảm triệu chứng khó thở và ho (nếu bạn có đợt cấp thường xuyên).Tiêm  ngừa cúm đã được chứng minh làm giảm bệnh nặng và tử vong ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, vì thế bạn nên tiêm ngừa mỗi năm 1 lần. Vắc xin ngừa viêm phổi do phế cầu được chỉ định cho những bệnh nhân COPD ≥ 65 tuổi hoặc bệnh nhân COPD < 65 tuổi nhưng có chức năng phổi giảm nhiều khi đo chức năng hô hấp.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là khói thuốc, không khí ô nhiễm.

Phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) tái phát như thế nào?

Để phòng ngừa hoặc ngăn chặn tình trạng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tái phát, người bệnh cần bỏ thuốc lá, thuốc lào, hạn chế đến mức thấp nhất tiếp xúc với khí, hóa chất, khói độc hại, bụi. Nếu công việc phải tiếp xúc không thể tránh khỏi (do nghề nghiệp) cần có bảo hộ lao động đúng tiêu chuẩn. Cần vệ sinh họng, miệng, răng sạch sẽ để không mắc bệnh đường hô hấp.

Nếu đã bị viêm phế quản mạn tính cần được khám bệnh và điều trị triệt để. Tránh lạnh đột ngột (không tắm nước lạnh, không cho quạt xoáy vào người, khi nằm ngủ ở phòng máy lạnh nên để nhiệt độ khoảng 26-27 độ). Nên tập thể dục đều đặn hàng ngày, nhất là hít thở không khí trong lành trước và sau khi ngủ dậy. Người bệnh COPD nên đi bộ và hít thở đúng cách. Đi bộ nhanh nhất có thể nhưng đừng chạy và không cần gắng sức quá mức. Thời gian đi bộ ít nhất 30 phút đến 1 giờ vào buổi sáng hoặc tối. Hằng ngày tập hít thở kiểu thở chúm môi: hít vào bằng mũi (mím môi), thở ra từ từ bằng miệng (chúm môi lại như thổi sáo). Thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào. Nếu hít sâu được thì càng tốt nhưng không cần gắng sức quá. Khi nào khó thở hay vận động thì dùng cách hít thở này. Mỗi ngày ít nhất 3 lần, mỗi lần 15 phút. Sau khi quen rồi có thể dùng cách thở này liên tục hằng ngày.

Các bác sĩ khuyên, khi thấy có bất kỳ triệu chứng nào như: khó thở, ho, khò khè và có hiện tượng tăng tiết chất nhày và đờm.... cần đi khám ngay chuyên khoa hô hấp để được tầm soát, sàng lọc và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm.

Tầm soát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)/Ung thư phổi cùng chuyên gia hô hấp

Hiện nay, Bệnh viện Quốc tế City áp dụng Gói tầm soát chuyên sâu bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) & ung thư phổi bằng các phương pháp như:

  • Khám, tư vấn từ các chuyên gia về Hô hấp (Khoa Nội tổng quát)
  • Đo chức năng hô hấp ký
  • Chụp CT Phổi không cản quang.

TIN LIÊN QUAN

Khoa Nội tổng quát Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.

ĐT: 0939 721 668 để gặp nhân viên tư vấn.

Website: www.cih.com.vn.

Fanpage: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity