Tầm quan trọng của siêu âm đối với việc theo dõi sức khỏe của thai nhi
Friday 17 May 2024
Siêu âm thai là phương pháp kiểm tra nhờ vào sóng siêu âm để có được hình ảnh của em bé cũng như nhau thai, tử cung cùng những bộ phận khác nằm trong khung...
Friday 17 May 2024
Điều trị thành công cho bé 7 tháng tuổi bị áp xe cạnh hậu môn có rò
Vừa qua, BS.CKII. Dương Thị Kim Cúc - Khoa Ngoại nhi Bệnh viện Quốc tế City đã tiến hành phẫu thuật dẫn lưu abscess và cắt đường rò...
Wednesday 15 May 2024
Khối u siêu to 1,5 kg chèn ép thai nhi - phẫu thuật mổ sinh và bóc tách
Ngày 02/5/2024, TS.BS. Tạ Thị Thanh Thủy – Giám đốc Y khoa kiêm Trưởng khoa Phụ Sản Bệnh viện Quốc tế City đã phẫu thuật kép thành...
Tuesday 14 May 2024
Hội thảo Những bệnh lý về rốn ở trẻ thu hút gần 100 khách tham dự
Sáng nay (11/5), Bệnh viện Quốc tế City vinh dự đón tiếp gần 100 phụ huynh đến tham dự hội thảo chuyên đề dành cho trẻ sơ sinh và...
Tuesday 14 May 2024
CIH trao bằng cảm ơn – ghi nhận hợp tác tài trợ 1,080 bộ quần áo sơ sinh kháng khuẩn Animo từ Con Cưng
Chiều ngày 13/5/2024, đại diện Công ty Cổ phần Con Cưng đã đến thăm và nhận bằng cảm ơn từ CIH về chương trình tài trợ 1,080 bộ...
Friday 10 May 2024
Livestream
Theo Globocan (Tổ chức Ung thư Toàn cầu), ung thư tuyến giáp xếp thứ 9 trong các loại ung thư ở nữ với hơn 160.000 ca mắc mới, xếp thứ...
Wednesday 8 May 2024
Kết quả tự kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện năm 2023
Căn cứ Quyết định 4747/QĐ-BYT ngày 29/12/2023 của Bộ Y tế về việc ban hành nội dung kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện và...

Nếu gặp các triệu chứng chóng mặt, khó thở, hồi hộp, đau ngực.... hãy nghĩ ngay đến bệnh lý tim mạch và cần khám, điều trị sớm.

TIN LIÊN QUAN

Khó thở (cảm giác thiếu hơi, đoản hơi)

Khó thở đột ngột, khó thở khi nằm, nằm không thở được phải ngồi dậy để thở, khó thở về đêm... Đặc biệt khó thở khi gắng sức, chẳng hạn bạn thấy khó thở sau khi tập thể dục, làm việc nặng... Nhưng đôi khi khó thở là do chứng nghẽn mạch phổi do cục đông máu làm nghẽn mạch máu trong phổi hoặc đang lên cơn đau tim, trụy tim. Bệnh này rất nguy hiểm đến tính mạng, nó khiến người bệnh phải thở gấp do thiếu không khí hoặc cảm thấy rất khó chịu. Tốt nhất là đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay.

Hở van hai lá là nguyên nhân dẫn đến suy tim và đau ngực.

Không nên bỏ qua các triệu chứng của bệnh lý tim mạch.

Đau ngực (đau vùng tim)

Đau ngực là một dấu hiệu thường gặp ở bệnh tim mạch nhưng cũng có thể gặp ở nhiều bệnh khác không thuộc tim mạch. Trong bệnh lý tim mạch, ngoài đau ngực do viêm cơ tim thì nguyên nhân đau ngực trong bệnh tim mạch chủ yếu là do giảm hoặc tắc nghẽn dòng máu tới cơ tim (hay gặp do hẹp mạch vành), đau ngực sẽ giảm và hết khi dòng máu tới cơ tim được cải thiện (dùng thuốc giãn mạch). Trên lâm sàng, biểu hiện cơn đau thắt ngực, có khi đau nhẹ và xảy ra bất chợt cho nên có thể khó nhận biết và bị coi thường, bỏ qua, hoặc có được nhận biết thì cũng ít được quan tâm, trong khi đau thắt ngực có thể chuyển biến thành nguy hiểm. Vì vậy, nếu bạn thường xuyên cảm thấy đau ngực thì nên tới bác sĩ khám ngay để sớm phát hiện bệnh. Trong cơn đau thắt ngực, nếu điện tâm đồ sẽ thấy biểu hiện thiếu máu cơ tim.

Hồi hộp, đánh trống ngực

Tim đập mạnh (hay đánh trống ngực) là cảm giác tim đập mạnh hoặc cảm giác tim đập dồn dập trong lồng ngực, có thể chỉ do bạn đang lo lắng vấn đề gì đó hoặc do vừa vận động thể lực căng thẳng, kéo dài như chạy, bơi... nhưng đôi khi lại là dấu hiệu của cơn đau tim, tăng huyết áp hay loạn nhịp tim... Cần được bác sĩ thăm khám ngay.

Phù chân (mắt cá chân)

Đặc điểm của phù do tim là phù tím. Phù chân (đặc biệt nhận thấy rõ ở mắt cá chân). Nếu phù của suy tim phải thì thường kèm theo các dấu hiệu ứ đọng tuần hoàn khác như tĩnh mạch cổ nổi, tăng áp lực tĩnh mạch trung tâm. Cần phân biệt với phù chân của suy tĩnh mạch sâu chi dưới hoặc suy bạch mạch chân: mức bệnh 2 chân chênh nhau, sáng ngủ dậy phù biến mất và có thể đã kèm khập khiễng cách hồi.

Chóng mặt vào buổi sáng ngủ dậy hoặc có ngất

Hay chóng mặt vào buổi sáng, thường gặp là tụt huyết áp tư thế đứng (hay huyết áp thế đứng), nguyên nhân gây ra có thể do bệnh đái tháo đường, bệnh Parkinson, trụy tim mạch, hay phản ứng phụ của thuốc điều trị bệnh đang dùng kể cả thuốc lợi tiểu và thuốc huyết áp. Hoặc có thể là chứng chóng mặt tư thế do rối loạn tiền đình ốc tai. Ngoài ra, những người hay bị ngất cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh tim mạch. Do vậy, cần đi khám để xác định nguyên nhân và điều trị sớm.

Da, niêm mạc tím

Bình thường cơ thể khỏe mạnh, máu lưu thông tốt, da có màu hồng sờ ấm, còn nếu thiếu ôxy da sẽ trở nên xanh tím, lúc đầu thì màu sắc da và niêm mạc sẽ xanh tím ở môi, móng tay, móng chân, sau khi làm việc nặng có thể xuất hiện toàn thân xanh tím... rất có thể bạn đang mắc một bệnh tim mạch nào đó, cần phải đi khám xác định bệnh.

Bác sĩ Tim mạch toàn thời gian: Sáng 7:30 - 11:30. Chiều từ 13:00 - 16:00 từ thứ Hai đến thứ Bảy.

  • Đặt lịch khám: 028.6280.3333 (máy nhánh: 8241 - 8249)
  • Khám tại Lầu 2 (Kế bên Khoa Nội tổng hợp)

Nhóm bác sĩ Tim mạch hợp tác: Buổi sáng Thứ 2,4,5,6,7 (trừ thứ 3). Sáng 7:30-11:30.

  • Đặt lịch khám: 028.6280.3333 (máy nhánh: 8040)
  • Khám tại Lầu 2 Khoa mạch máu (Phòng khám Tim mạch 03).
  • Chuyên môn: Khám tim mạch, Siêu âm tim, Điện tâm đồ gắng sức.

TIN LIÊN QUAN

Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.

ĐT: (8428) 6280 3333 (Bấm phím 8040) để gặp tổng đài viên.

Website: www.cih.com.vn.

Facebook: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity/