Theo khuyến cáo, hàng năm phụ huynh cần chuẩn bị cho con thật tốt cả về tâm lý lẫn sức khỏe tổng quát để bé có đủ thể chất và tinh thần sẵn sàng cho kỳ học sắp tới.

Thực tế cho thấy rất nhiều vị phụ huynh còn lơ là với việc kiểm tra sức khỏe tổng quát cho bé vì cho rằng trẻ có dấu hiệu bệnh mới cần đi khám. Nhưng thực tế, khi trẻ hòa nhập vào “cuộc sống” tập thể, có rất nhiều bệnh tiềm ẩn, bệnh dịch học đường như cúm, tay chân miệng,… 

Các bệnh thường gặp ở trẻ

Bố mẹ cần đưa bé đi khám sức khỏe tổng quát  và tiêm phòng để tránh những bệnh thường gặp sau:

- Bệnh đường hô hấp: gồm viêm họng do siêu vi, viêm phế quản, viêm hô hấp trên/dưới... khiến trẻ đột ngột là sốt vài ngày, hắt xì hơi, ngạt mũi, chảy nước mắt, đau họng, ho… Nếu chỉ bội nhiễm khuẩn do siêu vi sẽ tự khỏi sau 4 - 5 ngày. Cần theo dõi vì bệnh hay tiến triển thành viêm phổi rất nguy hiểm trong thời gian ngắn.

- Cảm cúm: Do virus lây lan qua không khí, hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, gây nghẹt mũi, chảy nước mũi, sốt, đau đầu… Nếu sốt cao, phải đưa trẻ đi khám ngay vì dễ bị biến chứng nguy hiểm đường hô hấp.

- Bệnh nhiễm siêu vi: Đặc điểm nổi bật của bệnh là sốt cao đột ngột hơn 39 độ C liên tục. Dùng thuốc hạ sốt, thân nhiệt có giảm một thời gian rồi lại tăng lên. Kèm theo phát ban, đau bụng, nôn, tiêu chảy. Nhiễm siêu vi thường xuất hiện cấp tính, trẻ hết sốt sau 3-5 ngày, khỏe lại từ từ.

- Viêm màng não mủ: Rất nguy hiểm vì triệu chứng giống viêm họng, viêm phổi, tiêu chảy… khiến nhiều mẹ dễ nhầm lẫn. Trẻ có thể sốt cao, chảy nước mũi, ho, tiêu chảy, nôn… Bệnh chỉ điều trị hiệu quả ở giai đoạn sớm.

Giai đoạn này trẻ rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp.

- Bệnh tay chân miệng: Tháng 8 – 9 là thời điểm bệnh tay chân miệng vào mùa. Trẻ có thể bị sốt nhẹ thoáng qua, hoặc sốt cao 39 - 40oC, mỏi mệt, kém ăn, đau họng… và xuất hiện những nốt ban hồng khoảng 2mm ở miệng, da lòng bàn tay, gan bàn chân, đôi khi ở mông, cẳng chân. Bệnh dễ lây thành dịch, nếu không chăm sóc và điều trị đúng sẽ biến chứng, dẫn đến tử vong.

- Bệnh nhiễm trùng mắt: Mùa tựu trường là lúc dịch đau mắt đỏ hay tái phát và rất dễ lây. Dạy trẻ không lấy tay dụi mắt, không dùng chung vật dụng cá nhân (khăn, áo, gối...), nhỏ nước muối sinh lý hàng ngày.

- Bệnh đường tiêu hóa: Bảng, phấn, giẻ lau... và thói quen quẹt mũi, cắn móng tay, bốc thức ăn… mà không rửa tay, hoặc rửa tay không có xà phòng… rất dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Thói quen ăn quà vặt ngoài cổng trường dễ làm trẻ bị ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa.

- Sốt phát ban: Nếu bệnh do virus sởi gây ra gọi là ban đỏ, bệnh gây ra bởi virus rubella còn gọi là ban đào. Sốt phát ban lây truyền qua đường hô hấp, khiến trẻ mệt mỏi, đau đầu, sổ mũi, đau họng, viêm kết mạc mắt, niêm mạc vòm họng có thể xuất hiện những chấm xuất huyết nhỏ. Hai bên cổ, sau tai xuất hiện hai hạch sưng to và đau. Da trẻ xuất hiện những nốt đỏ nhỏ li ti ở vùng mặt, rồi lan nhanh ra toàn thân và chân tay. 

GÓI KHÁM SỨC KHỎE TỔNG QUÁT NHI

  Gói khám tổng quát Trẻ Em Chuẩn Gói khám tổng quát Trẻ Em Cao cấp
Khám tổng quát x x
Khám tai mũi họng x x
Khám mắt x x
Khám chuyên khoa - lần đầu - Khoa nhi x x
Công thức máu - Huyết học    
Tổng phân tích tế bào máu bằng máy đếm laser x x
Nhóm máu ABO lần 1(PP Gel card) x x
Tầm soát tiểu đường    
Glucose-máu đói x x
Chức năng thận    
BUN,máu x x
Creatinine, máu x x
Chức năng gan    
AST (Aspartate aminotransferase) x x
ALT (Alanine aminotransferase) x x
GGT (Gamma Glutamyl transferase) x x
Bilirubin, máu ( toàn phần, trực tiếp và gián tiếp) x x
Alkalin phosphatase x x
Điện giải đồ, máu (Na+, K+, Cl-, Ca++) x x
Phân tích nước tiểu    
Nước tiểu 10 thông số (máy) x x
Tầm soát viêm gan    
HBs Ab (EIA)   x
HBs Ag (EIA)    x
HCV, AB (EIA)   x
Tầm soát khác    
Soi tươi phân (tìm KST) x x
IgE   x
RIDA qLINE ALLERGY for chidren (panel 4 quantitative)    x
Tầm soát chức năng tuyến giáp    
TSH (Thyroid stimulating hormone) x x
Chẩn đoán hình ảnh    
Siêu âm Bụng  x x
Giá 2,750,000 4,350,000

Trẻ được tầm soát các bệnh thường gặp một cách toàn diện.

Phụ huynh cần làm gì cho trẻ?

Tiêm chủng:

Tiêm vaccine đầy đủ và đúng lịch là cách tốt nhất giúp trẻ phòng tránh bệnh tật. Bên cạnh đó, việc chích ngừa sẽ mang lại cho trẻ nhiều lợi ích đáng kể khi phải đối diện với nhiều nguy cơ của dịch bệnh, bảo vệ những người xung quanh, bảo vệ khỏi những bệnh truyền nhiễm, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây hại,…

Hiện tại, Bệnh viện Quốc tế City có danh sách đầy đủ các loại vaccine chích ngừa cho trẻ như: ngừa Cúm, viêm gan A, HPV, viêm màng não, viêm não Nhật Bản… Thông tin chi tiết bố mẹ có thể xem tại đây.

Kiểm tra tật khúc xạ:

Trẻ em (từ 6-15 tuổi) có tỷ lệ mắc tật khúc xạ từ 25-40% ở khu vực thành thị, từ 10-15% tại khu vực nông thôn. Điều này có nghĩa có khoảng 3 triệu trẻ em đang có tật khúc xạ cần được chỉnh kính.

Theo các Bác sĩ Khoa Mắt Bệnh viện Quốc tế City, ở người trẻ em có 3 tật khúc xạ: cận thị, viễn thị, loạn thị; trong đó tật khúc xạ cận thị phổ biến nhất, thường gặp ở độ tuổi học đường. Vì vậy trẻ em cần được kiểm tra mắt sớm để phát hiện tật khúc xạ, điều chỉnh kính kịp thời. Nếu được điều chỉnh kính phù hợp mắt được nhìn rõ hơn, có sự phối hợp 2 mắt tốt, tránh các bệnh lý về mắt có thể xảy ra trong tương lai.

Vì vậy, ít nhất 6 tháng một lần, phụ huynh cần đưa trẻ đến Khoa Mắt Bệnh viện Quốc tế City để được đo tật khúc xạ cho trẻ. Các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu sẽ tư vấn cho trẻ các giải pháp phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:

BỆNH VIỆN QUỐC TẾ CITY 

Số 3, Đường 17A, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (8428) 6280 3333 - Số máy nhánh 0 gặp tổng đài viên.

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Website: www.cih.com.vn.

Fanpage: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity