Mùa đông lạnh, nhiệt độ môi trường và độ ẩm không khí thấp là điều kiện thuận lợi giúp cho virút cúm phát triển và gây bệnh “cúm mùa” cho con người. Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm cúm do sức đề kháng còn non yếu trẻ...

TIN LIÊN QUAN

Đường lây truyền cúm

Virus cúm chủ yếu lây nhiễm qua đường hô hấp dưới dạng những hạt nước nhỏ văng ra khi ho hay hắt hơi. Vì vậy, tình trạng lây nhiễm qua đường không khí trong cự ly gần có thể xảy ra, nhất là trong một không gian kín và đông đúc. Lây nhiễm do bàn tay tiếp xúc cũng có thể là một nguồn lây.

Biểu hiện của bệnh cúm

Một khi bị lây nhiễm, tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính biểu hiện dưới nhiều cấp độ nghiêm trọng khác nhau, từ mức độ nhẹ gần như không có triệu chứng cho đến mức nặng.

Những triệu chứng thường gặp khi nhiễm bệnh cúm bao gồm sốt một cách đột ngột, ớn lạnh, đau họng, ho khan, thường kèm theo đau đầu, sổ mũi, đau nhức mình mẩy và mệt lả người. Các biến chứng của nhiễm cúm có thể bao gồm viêm phổi do chính virus cúm, viêm phổi nhiễm trùng, viêm tai giữa và bùng phát những đợt cấp của những bệnh lý mạn tính, chẳng hạn đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Thông thường, bệnh có xu hướng nặng hơn ở một số đối tượng đặc biệt như người cao tuổi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người có những bệnh lý mạn tính và người có hệ miễn dịch bị suy yếu.

Khoa Nhi Bệnh viện Quốc tế City.

Lời khuyên từ bác sĩ

Bác sĩ Khoa Nhi Bệnh viện Quốc tế City khuyến cáo, hạn chế những nơi đông đúc. Duy trì tình trạng miễn dịch của cơ thể thông qua việc dinh dưỡng tốt, hoạt động thể lực thường xuyên và nghỉ ngơi đầy đủ.

Lưu ý là cần hạn chế tiếp xúc trực tiếp với những người đang bị nhiễm trùng hô hấp cấp tính. Song song đó, phụ huynh nên duy trì thói quen rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh hoặc môi trường mà họ đang sống.

Người mắc bệnh nên giữ khoảng cách phù hợp với người khỏe mạnh, nên che miệng bằng khăn dùng một lần hoặc khăn tay và rửa tay thường xuyên, hoặc mang khẩu trang phù hợp.

BS.CK2 Nguyễn Bạch Huệ - Trưởng Khoa Nhi Bệnh viện Quốc tế City.

Cần đi khám ngay với bác sĩ khi bạn mắc các triệu chứng nghi ngờ nhiễm cúm, nhất là những bệnh nhân lớn tuổi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, những bệnh nhân mắc các bệnh lý mạn tính như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh tiểu đường, bệnh mạch vành, bệnh suy tim, suy thận, bệnh nhân xơ gan, bệnh ung thư hoặc các bệnh nhân có hệ miễn dịch bị suy yếu như bệnh nhân nhiễm HIV, bệnh nhân đang dùng các thuốc ức chế hệ miễn dịch, bệnh nhân đang hóa trị, vv… Những bệnh nhân có nguy cơ bị các biến chứng nặng khi bị nhiễm cúm nên chủ động đi tiêm vắc-xin ngừa cúm.

TIN LIÊN QUAN

Khoa Nhi Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.

ĐT: (8428) 6280 3333 (Bấm phím 8158) để gặp nhân viên tư vấn.

Website: www.cih.com.vn.

Facebook: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity/