Hin tượng ri lon tiêu hóa khá ph biến tr em bi h min dch ca tr còn hn chế. Theo bác sĩ Nguyn Bch Hu, Trưởng khoa Nhi ca Bnh vin Quc tế City khuyến cáo:  "Cha mẹ hoặc người thân không nên tự ý cho trẻ uống các loại thuốc kháng sinh, thuốc đau bụng hoặc tiêu chảy – táo bón mà không thông qua chỉ định bác sĩ, có thể khiến bệnh tình của bé nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng sức khỏe sau này”.

Khi mắc bệnh, trẻ thường có biểu hiện như: đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy, lười ăn, kém hấp thu… Rối loạn tiêu hóa gây ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Phụ huynh cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân, biểu hiện cũng như cách điều trị các hiện tượng rối loạn này để có biện pháp phòng ngừa và chăm trẻ tốt hơn.

 Ri lon tiêu hóa là gì?

Bệnh rối loạn tiêu hóa chính là hiện tượng cơ vòng trong hệ tiêu hóa bị co thắt bất thường gây nên tình trạng đau bụng và những thay đổi trong vấn đề tiêu hóa thức ăn. So với các loại bệnh khác thì rối loạn tiêu hóa là một căn bệnh rất phổ biến, có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau và tái đi tái lại nhiều lần ở người bệnh. Tuy vậy, rối loạn tiêu hóa không thật sự gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân mà ngược lại, căn bệnh này hoàn toàn không khó để khắc phục.


Bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ do đâu

Bác sĩ Nguyễn Bạch Huệ đang tư vấn và khám bệnh cho bệnh nhi tại Bệnh viện Quốc tế City 

Ở trẻ nhỏ, bệnh rối loạn tiêu hóa cũng là hiện tượng co thắt cơ vòng ở hệ tiêu hóa, nhưng khác với người lớn, khi căn bệnh rối loạn tiêu hóa xuất hiện ở trẻ sẽ gây nên những ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển sau này của bé. Bởi đây là giai đoạn phát triển cơ thể của trẻ cần một lượng dinh dưỡng ổn định nhưng khi căn bệnh rối loạn tiêu hóa xuất hiện lượng dinh dưỡng đã bị thiếu hụt đáng kể. Vì vậy mà rối loạn tiêu hóa ở trẻ em thường dẫn đến hậu quả là trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, phát triển chậm cả về thể chất và trí não, hệ miễn dịch từ đó bị suy giảm đáng kể. Sau này trẻ dễ mắc đi mắc lại căn bệnh này khi có các tác nhân từ môi trường tấn công vào hệ tiêu hóa.

Nguyên nhân gây bệnh

Có khá nhiều yếu tố dẫn đến việc trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Sức đề kháng yếu là nguyên nhân đầu tiên khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt đối với những trẻ không được bú sữa mẹ, mất đi một nguồn đề kháng dồi dào. Do đó khi có sự bất hợp lý dù chỉ rất nhỏ trong chế độ dinh dưỡng, nguy cơ trẻ mắc phải rối loạn tiêu hóa là rất cao. Kế đến, rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể băt nguôn từ việc cha mẹ sử dụng kháng sinh để chữa một số bệnh cho trẻ. Khi kháng sinh đi vào cơ thể chúng diệt cả vi khuẩn có hại và có lợi nên gây ra các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như phân sống, tiêu chảy hoặc táo bón. Cuối cùng là do môi trường sinh hoạt không được đảm bảo vệ sinh. Môi trường sống có chứa nhiều vi khuẩn sẽ khiến trẻ bị nhiễm khuẩn hoặc nhiểm độc. Hơn nữa, cơ địa trẻ em có thành ruột yếu, khi nhiễm khuẩn sẽ lập tức có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như thay đổi về đại tiện: có lúc tiêu chảy, lúc thì táo bón. Đau bụng: lâm râm, đau từng cơn, nặng bụng, sình bụng, đau không khu trú. Đầy hơi: bụng sình, chướng căng.

Phòng ngừa và điều trị

Các bà mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong suốt 6 tháng đầu đời để nâng cao hệ miễn dịch. Duy trì chế độ ăn uống khoa học và hợp lý, thực đơn dinh dưỡng cho trẻ cần đa dạng và giàu vitamin. Giữ gìn vệ sinh thân thể cũng như môi trường sinh hoạt xung quanh cho bé. Ngoài ra, các bậc phụ huynh nên hạn chế dùng kháng sinh khi trẻ ốm, thực hiện chế độ tiêm phòng đầy đủ cho bé để tránh được nhiều căn bệnh nguy hiểm và cả những vấn đề về rối loạn tiêu hóa.

Bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ do đâu

Phụ huynh nên giữ gìn vệ sinh cho trẻ cẩn thận, thực hiện ăn chín uống sôi để bảo vệ sức khỏe cho trẻ

Bác sĩ Huệ cho biết: “Khi thấy trẻ có dấu hiệu hoặc các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để các bác sĩ chuyên khoa xem xét, đưa ra chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh cũng như phương pháp điều trị đúng đắn. Cha mẹ hoặc người thân không nên tự ý cho trẻ uống các loại thuốc kháng sinh, thuốc đau bụng hoặc tiêu chảy – táo bón mà không thông qua chỉ định bác sĩ, có thể khiến bệnh tình của bé nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng sức khỏe sau này”.

Khoa Nhi Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.
ĐT: (8428) 6280 3333 (Bấm phím 8158) để gặp nhân viên tư vấn.
Website: www.cih.com.vn.