Trên thế giới tỷ lệ nam mắc bệnh này là 1%, trong khi đó ở nữ là 4,5%. Tần suất mắc bệnh ở tuổi lao động là 35%, ở tuổi nghỉ hưu là 50%.

TIN LIÊN QUAN

Ở Việt Nam, theo một nghiên cứu ở TP Hồ Chí Minh cho thấy, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh gấp 3 lần nam giới. Trong đó, những phụ nữ làm việc văn phòng là những người dễ mắc bệnh này hơn cả. Vì họ thường xuyên phải đứng hay ngồi một chỗ quá lâu. Cùng với đó là việc đi giày cao gót và tăng trọng lượng cơ thể càng làm nguy cơ mắc bệnh tăng lên.

Đối tượng khác là phụ nữ mang thai, tỷ lệ phụ nữ mang thai bị phù chân là 50%, còn tỷ lệ bị giãn tĩnh mạch chân là 20 - 30%.

Phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Triệu chứng

Những triệu chứng bệnh biểu hiện rõ vào mùa hè, khi phải đứng lâu, người bệnh sẽ thấy chân nằng nặng, cảm giác như kiến bò ở chân. Đó là hậu quả của việc ứ máu trong tĩnh mạch.

Khi bệnh nặng hơn, bạn sẽ thấy da chân lộ ra những sợi tĩnh mạch màu xanh hoặc tím, thậm chí là những búi cuộn tĩnh mạch. Những cuộn tĩnh mạch này sẽ phồng lên khi bạn đứng hay di chuyển và xẹp xuống khi bạn nằm.

Nguyên nhân phụ nữ dễ bị suy giãn tĩnh mạch

Di truyền có vai trò lớn trong những nguyên nhân mắc giãn tĩnh mạch chân. Theo thống kê có 80% bệnh nhân giãn tĩnh mạch chân mãn tính có cha hoặc mẹ mắc bệnh.

Giới tính cũng cho thấy nguy cơ bệnh cao hơn. Thường nữ mắc bệnh nhiều hơn nam do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ, thai nghén lên thành tĩnh mạch, do phải đứng lâu trong một số ngành nghề đặc biệt như bán hàng, thợ dệt, do khối lượng cơ thấp hoặc dùng giày không thích hợp.

Tăng trọng quá mức cũng là một nguyên nhân chủ yếu do tác động lên đôi chân khiến máu bị dồn về phía chân và trào ngược do gia tăng áp lực từ ổ bụng. Thuốc ngừa thai cũng là một yếu tố nguy cơ.

Phẫu thuật có thể gây ra biến chứng huyết khối tĩnh mạch và viêm tĩnh mạch nhất là những phẫu thuật trong sản khoa và niệu khoa, các thủ thuật khác như bó bột, bất động lâu trong gãy xương…

Những người ăn theo chế độ nhiều chất bột, ít chất xơ hay bị táo bón cũng rất dễ bị giãn tĩnh mạch.

Phụ nữ nên hạn chế đi giày cao gót để phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch.

Phòng tránh suy giãn tĩnh mạch như thế nào?

  • Không đứng hay ngồi một chỗ quá lâu.
  • Không để trọng lượng cơ thể tăng nhanh trong một thời gian ngắn.
  • Khi nghỉ ngơi, nên để chân cao hơn ngực, gác chân cao khi đi ngủ.
  • Ăn nhiều rau, củ, quả và uống nhiều nước để chống táo bón.
  • Tăng cường các hoạt động thể dục thể thao, tốt nhất là đi bộ mỗi ngày 15 phút.
  • Tăng cường vận động hô hấp: Hít thở sâu và đúng.
  • Xoa bóp và ngâm chân trong nước ấm.
  • Tránh đi giày cao gót.

Khi phát hiện ra các triệu chứng mắc bệnh cần phải đến bệnh viện ngay. Ở Việt Nam, 70% các trường hợp mắc bệnh không biết mình có bệnh, vì vậy chỉ khi bệnh đã có những biến chứng mới đi điều trị.

TIN LIÊN QUAN

Khoa Mạch Máu Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.

ĐT: (8428) 6280 3333. Máy nhánh 0 để gặp nhân viên tư vấn.

Website: www.cih.com.vn.

Facebook: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity/