Dịch viêm phổi cấp do virus corona (Covid-19) gây ra đang diễn biến ngày càng phức tạp. Theo cập nhật lúc 9h ngày 17/02, thế giới đã có 71.330 người nhiễm bệnh, 1.775 người tử vong. Tại Việt Nam cũng đã ghi nhận 16 trường hợp dương tính với Covid-19: bệnh nhân nhỏ nhất 3 tháng tuổi và đã có 7 người đã được chữa khỏi.

Để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh viêm đường hô hấp do virus corona gây ra, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tất cả các bộ, ngành, địa phương đều quyết liệt phòng, chống dịch bệnh, trong đó có lĩnh vực tài chính ngân hàng. Theo đó, ngay từ ngày 31/1, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có văn bản yêu cầu toàn ngành ngân hàng nâng cao nhận thức và coi trọng việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Ngày 14/02/2020, ngân hàng Vietbank đã phối hợp với Bệnh viện Quốc tế City và Bệnh viện Gia An 115 tổ chức chương trình Tư vấn trực tuyến: lây nhiễm virus corona và cách phòng tránh với sự tham gia tư vấn của PGS.TS.BS Trần Quang Bính - Phó Giám đốc Y Khoa Bệnh viện Quốc tế City, BS.CK2 Phan Thanh Toàn - Trưởng Khoa Cấp cứu Bệnh viện Gia An 115.

 

Tổng Giám đốc Vietbank , Ông Nguyễn Thanh Nhung tặng hoa cho các khách mời.

Dưới đây là những câu hỏi được các bác sĩ tư vấn, giải đáp.

Thưa các bác sĩ, được biết theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới thì có 3 con đường cơ bản để lây nhiễm covid 19. Vậy với những người công tác trong lĩnh vực ngân hàng thường xuyên tiếp xúc với tiền cũng như gặp gỡ nhiều người, tham gia hội họp và đi trong thang máy vậy thì làm thế nào để tránh lây nhiễm?

(Anh Bình, chị Thư – Khối hỗ trợ kinh doanh của hội sở).

PGS.TS.BS Trần Quang Bính

Virus Covid 19 cũng giống như những loại virus, những tác nhân gây bệnh khác lây qua đường hô hấp. Tức là sự lây truyền của nó thường sẽ qua 3 con đường chính:

  • Lây qua giọt bắn: khi người bệnh đướng trước mặt để tiếp cận với mình thì người ta có thể ho rồi sau đó những giọt bắn sẽ theo nhưng dịch tiết từ trong họng bay ra ngoài.
  • Lây qua tiếp xúc: tức là lây qua các bàn tay của chúng ta và đây là điều hết sức quan trọng mà ta cần lưu ý trong biện pháp phòng tránh.
  • Lây qua không khí: nhưng đây là con đường xãy ra rất hạn hữu. Khi mà bệnh nhân được làm các thủ thuật như là bệnh nhân đặt nội khí quản khi bệnh nhân bị suy hô hấp.

Bệnh nhân được nội soi khí phế quản để lấy những bệnh phẩm hay là được phun khí dung trong điều trị. Chính những thủ thuật đó có thể lây truyền qua đường không khí mà người làm thủ thuật cần phải chú ý. Còn thông thường chúng ta nên chú ý đến 2 con đường đó là lây qua đường bắn và con đường tiếp xúc. Vì vậy đối với các bạn làm trong lĩnh vực ngân hàng chúng ta cần chú ý:

Hãy mang khẩu trang đúng cách và giữ khoảng cách an toàn cho mình với người đối diện tối thiểu trên 1m. Trong trường hợp tiếp xúc với khách hàng đang ngồi trước mặt biện pháp tốt nhất là nên mang khẩu trang và đừng quên thường xuyên rửa tay.

Hiện nay có một số tỉnh thành thông báo cho học sinh trở lại trường học trong khi có nhiều thông tin cho rằng virus corona có thể ủ bệnh 24 ngày và đỉnh điểm của dịch có thể xuất hiện vào cuối tháng 2. Vậy bác sĩ có tư vấn gì để tránh lây lang trong môi trường học đường ạ? 

(Khách trên fanpage VietBank)

BS.CKII Phan Thanh Toàn

Virus covid 19 chủ yếu lâu qua đường giọt bắn và đường tiếp xúc. Chính vì thế học sinh trong môi trường học đường nên áp dụng các biện pháp phòng tránh virus lây nhiễm. Trong trường học hay trong nhà phụ huynh nên nhắc nhở các em học sinh lưu ý:

  • Tăng cường vệ sinh cá nhân: vệ sinh tay, rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn có cồn.
  • Khi ho hay sỗ mũi phải che bằng tay hoặc khăn giấy và rửa tay sạch sau đó.
  • Nếu trẻ có những biểu hiện như ho, sốt,… phải đưa trẻ đến bệnh viện khám chứ không nên đưa trẻ đến trường. Ngoài ra nhà trường nên tăng cường vệ sinh, sát khuẩn những nơi trẻ hay tiếp xúc, có thể hạn chế sử dụng máy điều hòa và mở cửa cho không gian thông thoáng.

Vacxin cúm thì có tác dụng trong phòng ngừa virus corona không? Và đang trong đợt dịch thì có nên đưa trẻ đi chích ngừa không?

PGS.TS.BS Trần Quang Bính

Hiện nay chúng ta chưa có đủ chứng cứ khoa học để chứng minh virus cúm có thể giúp bảo vệ tránh khỏi virus corona. Virus cúm có nhiều chủng và mỗi dòng cúm thì nó sẽ thay đổi mỗi năm. Chính vì vậy chủng cúm chúng ta mắc năm trước sang năm sau có thể sẽ mắc một chủng khác chứ không phải là cứ tiêm vacxin cúm sẽ tránh được cúm. Tuy nhiên, nếu chúng ta có tiêm vacxin phòng ngừa thì có thể giúp ích được cho mình, bảo vệ được cho mình và nếu chúng ta có mắc bệnh thì có thể bảo vệ được cho mình và những người xung quanh.

Và trong mùa dịch như thế này nếu có điều kiện nên tiêm vacxin cho bản thân hay cho trẻ nhỏ bởi nếu trong mùa dịch thế này nếu lỡ không may mình mắc thêm một loại cúm nào đó thì cơ thể mình không đủ khỏe mạnh để chống lại dịch bênh.

PGS Trần Quang Bính (giữa) và BS.CKII Phan Thanh Toàn (bên trái) tư vấn giải đáp cho khách hàng về lây nhiễm corona.

Thưa bác sĩ, hiện cán bộ nhân viên Vietbank hầu hết có con nhỏ và trong độ tuổi đi học. Trong khi có những thông tin cho rằng phụ nữ là trẻ em thì ít có nguy cơ bị nhiễm, nhưng hiện tại thì có một em bé 3 tháng tuổi bị nhiễm. Như vậy tại Việt Nam số ca nhiễm covid 19 đã đủ loại hình, từ người cao tuổi với nhiều bệnh nền đến nam nữ thanh niên, giờ có cả bệnh nhi. Điều đó đã phản ảnh điều gì về mức độ của bệnh này ạ?

BS.CKII Phan Thanh Toàn

Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế thì Covid 19 có thể lây nhiễm cho mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Hiện nay đối tượng bị nhiễm nhiều nhất là từ 15 đến 60 tuổi và những người lớn tuổi có bệnh nền thì tỉ lệ biến chứng và tử vong sẽ cao hơn ở nhóm trẻ tuổi. Đối với phụ nữ mang thai thì hệ miễn dịch suy giảm hơn mức bình thường chính vì thế cũng dễ bị nặng hơn. Bộ y tế cũng đã khuyến cáo, nếu phụ nữ mang thai nên tự áp dụng những biện pháp phòng ngừa bệnh lây lan qua đường hô hấp, không chỉ đối với virus covid 19 mà còn đối với những virus khác. Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới thì tất cả mọi người cần phải áp dụng đúng nguyên tắc phòng ngừa đối với những loại virus này.

Thưa bác sĩ có nhiều thông tin cho rằng với những nơi có nhiệt độ trên 25 độ thì virus sẽ bị tiêu diệt. Vậy bác sĩ có khuyến cáo nào dành cho những người làm việc ở văn phòng 8 tiếng, thường xuyên tiếp xúc với máy lạnh và nếu mở máy lạnh trên 25 độ thì có an toàn không. Ở các vùng có nhiệt độ thấp thì có nên sử dụng các thiết bị làm ấm để ngăn ngừa virus xâm nhập, ở những vùng nhiệt độ cao thì nên phơi nắng, vậy phơi nắng bao nhiêu thì đủ?

PGS.TS.BS Trần Quang Bính

Đối với các loại virus thông thường khi ra ngoài ánh sáng từ 25 độ trở lên thì virus sẽ không tồn tại được trong khoảng từ 30 phút đến vài giờ thì virus sẽ chết. Tuy nhiên hiện nay chưa có chứng cứ khoa học để nói lên virus covid 19 có thể sống ở nhiệt độ 25 độ vì đối với điều kiện sinh sống của những loại virus, ngoài chuyện nhiệt độ thì còn đòi hỏi độ ẩm, thường virus sẽ phát triển trong mùa lạnh và khô. Do đó nếu chúng ta chỉ áp dụng một điều kiện duy nhất là 25 độ thì không đủ điều kiện và đảm bảo chắc chắn virus sẽ chết trong nhiệt độ 25 độ. nếu người làm việc văn phòng thường xuyên ngồi máy lạnh và cửa đóng kín thì nên để nhiệt độ trên 25 độ. Tuy vậy cũng chưa có nghiên cứu nào bảo đảm được là chúng ta sẽ được bảo vệ khi để nhiệt độ này.

Cách tốt nhất chúng ta hạn chế tiếp xúc với những người bị bệnh về đường hô hấp cùng trong đơn vị/văn phòng. Đồng nghiệp trong văn phòng nên tự bảo vệ mình bằng cách đeo khẩu trang và thường xuyên rửa tay. Nếu được chúng ta nên mở cửa sổ để có ánh nắng mặt trời và thông thoáng hơn. Cũng không đồng nghĩa là nếu chúng ta ra ngoài trời chúng ta phơi nắng thì chúng ta có thể tránh khỏi virus này.

Bác sĩ tư vấn giúp chế độ sinh hoạt, ăn uống, tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng nhằm phòng chống dịch corona?

PGS.TS.BS Trần Quang Bính

Chúng ta nên tăng cường ăn uống đủ chất, đủ đạm, tinh bột, khoáng chất, vitamin. Ngoài ra nếu như một người khỏe mạnh muốn phòng ngừa thì chúng ta nên tăng cường vận động thể dục, vận động cơ thể để tăng sức đề kháng để phòng ngừa bệnh

Không chỉ đối với việc ngăn chặn virus corona mà chúng ta mới tập thể dục mà cần tập luyện mỗi ngày, thường xuyên ngay cả khi không có dịch bệnh. Thể trạng cơ thể chúng ta có hệ miễn dịch tốt, sức đề kháng tốt có thể phòng ngừa được rất nhiều loại virus. Đặc biệt chúng ta nên hạn chế những tác nhân gây hại như: thuốc lá, rượu bia,… không nên lạm dụng, ngủ đủ giờ thì bản thân chúng ta có sức khỏe tốt và không có tác nhân nhân gây bệnh xâm nhập cơ thể chúng ta.

Bác sĩ có thể có biết tín hiệu lạc quan của dịch bệnh này và tình hình như thế thì dự kiến trong bao lâu nữa thì khả năng dịch bệnh được khống chế?

PGS.TS.BS Trần Quang Bính

Không chỉ người dân và những người làm y tế cũng rất lo lắng. Dịch bệnh này ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, kinh tế. Tuy nhiên chúng ta không nên lo lắng một cách thái hóa để cuối cùng chính chúng ta là người sợ hãi, rồi không làm được việc gì. Tuy nhiên chúng ta cũng không nên mất cảnh giác để rồi mình bị nhiễm bệnh. Do đó thái độ ứng xử của mình phải thực đúng mực, nghĩa là khi chúng ta đến nơi đông người thì chúng ta hãy tự giác đeo khẫu trang, giữ khoảng cách phù hợp. Những người có bệnh về hô hấp thì không nên đi đến chổ đông người hoặc chúng ta phải biết che khi chúng ta ho, cần nhớ rửa tay tiếp xúc. Cũng may Việt Nam không phải là ổ dịch. Hiện chỉ có Vĩnh Phúc bị cô lập, cách ly để khống chế. Hy vọng, sắp tới khí hậu nóng lên, điều kiện nhiệt độ nóng hơn không phù hợp với điều kiện truyền bệnh của virus thì chúng ta sẽ trở lại với cuộc sống bình thường. Những nhà khoa học cũng đang trong giai đoạn nghiên cứu thuốc và vacxin để chúng ta phòng bệnh. Điều quan trọng chúng ta bên làm là không quá lo lắng hay quá chủ quan về dịch bệnh lần này.

Nếu cơ thể đang trong thời gian ủ bệnh, chưa có triệu chứng thì có cách nào để kiểm tra trước để thực hiện cách ly?

(Khách trên Fanpage Vietbank)

BS.CKII Phan Thanh Toàn

Nếu bản thân mình tự cảm thấy nghi ngờ thì nên nghĩ đến yếu tố dịch tể, ví dụ như vừa từ vùng dịch về (Vũ Hán chẳng hạn) mà có các biểu hiện như cảm, ho, sốt kéo dài thì nên đến các cở sở y tế để được kiểm tra. Nhưng nếu chúng ta không có tiếp xúc với người từ vùng dịch về thì chúng ta không nên quá lo lắng thái quá.

Các biện pháp: Cách ly với người thân và đến cơ sở y tế để khám và điều trị.

Những năm qua dịch bệnh khá nhiều như: Sars, Cúm H5N1, Mer-CoV và nay là Covid-19.. Bài học lớn nhất cho nhân loại là gì, phải chăng không nên phá hoại thiên nhiên, môi trường, không ăn các động vật hoang dã thì con người sẽ không rơi vào đại dịch như hiện nay?

(Khách hàng chi nhánh Hà Nội)

PGS.TS.BS Trần Quang Bính: Chúng ta biết Sars 2012 - 2013 cướp sinh mạng gần 1000 người. Kế đến Mer-coV, các cúm H5N1, H1N1. Việt Nam là quốc gia khiến bệnh nhân H5N1 khá cao. Ngoài ra còn H3N2, H7N9... Đây là chủng virus cúm bắt nguồn từ động vật, sau đó lây sang người. Chúng ta rút kinh nghiệm từ vùng dịch vừa qua với các trận đại dịch toàn thế giới.

Sars hay Mer-Cov bắt nguồn từ động vật hoang dã như lạc đà, cầy hương... Khi con người giết động vật hoang dã, tiếp cận động vật mới lây nhiễm bệnh. Chúng ta không nên tàn phá môi trường, hạn chế tổn hại môi trường kể cả nguồn nước và các động vật hoang dã.

Nghiên cứu cho thấy loài dơi chứa rất nhiều virus corona (trong phân loài dơi). Những nơi ăn thịt dơi thì khả năng lây bệnh rất cao. Vì vậy cẩn thận với môi trường sống của mình. 

BS.CKII Phan Thanh Toàn: Cuộc sống trên thế giới liên tục đối phó với thách thức từ môi trường, dịch bệnh. Làm sao để giải quyết đại dịch: 

  • Minh bạch thông tin.
  • Dịch mới khởi phát phải khoanh vùng và dập tắt dịch nhanh chóng, phải được khu trú tránh dịch lan rộng.

Tại sao ca nhiễm bệnh thứ 13 ở Vĩnh Phúc không có triệu chứng sốt ho?

PGS.TS.BS Trần Quang Bính: 

Khi virus xâm nhập mỗi người có khả năng đáp ứng khác nhau, triệu chứng khác nhau. Triệu chứng virus đường hô hấp: sốt, ho, sổ mũi, ho khan, đau nhức cơ hoặc có thể tiêu chảy. Nhưng có 1 số người triệu chứng thoáng qua, chỉ hơi bị nhẹ nhưng vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh và lây nhiễm cho người khác. Không chỉ dịch corona bị tình trạng triệu chứng không rõ ràng như vậy, không có biểu hiện lâm sàng nhưng vẫn mắc bệnh. Ca ở Vĩnh Phúc tìm ra bệnh do có tiếp xúc với người từ dịch bệnh vì vậy yếu tố dịch tễ học rất quan trọng để tầm soát và chẩn đoán tránh lây lan khi chưa phát hiện ra bệnh.

Vì vậy, khi tiếp cận các đối tượng nên hỏi họ từ đâu tới, có từ vùng dịch bệnh về không để có phương án phòng ngừa, tầm soát hợp lý.

Trong thời điểm dịch như thế này thì tôi có nên đi du lịch nước ngoài không ạ?

PGS.TS.BS Trần Quang Bính: 

Tổ chức y tế thế giới cũng đã khuyến cáo tốt nhất trong mùa dịch chúng ta không nên đi đâu hết và nếu bắt buộc đi du dịch thì không nên đến vùng có dịch như Trung Quốc, hay những nơi có ổ dịch. Nếu bắt buộc chúng ta phải đến những nơi có dịch bệnh thì chúng ta nên tự bảo vệ mình bằng các biện pháp đã nêu ở trên: khẩu trang, khoảng cách khi tiếp xúc, rửa tay, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc tay nắm cửa, tay vịn cầu thang...

Tránh đến nơi bán các động vật hoang dã, nên ăn chín uống sôi và tốt nhất nên đảm bảo dinh dưỡng thể dục hàng ngày để sức đề kháng, hệ miễn dịch tốt.

Khách mời và quý bác sĩ chụp hình cùng TGĐ ngân hàng Vietbank.

Thưa bác sĩ thời tiết trong thời gian qua ở Việt Nam đặc biệt là phía Bắc ít nắng đã làm cho virus corona sống được trong bao lâu ngoài môi trường tự nhiên.

BS.CKII Phan Thanh Toàn

Đối với những virus khác hiện nay thì nhiệt độ virus chết nhanh nhất từ 40 đến 60 độ còn nhiệt độ từ 25 độ trở lên thì virus có thể tồn tại được nhiều giờ. Nhưng còn đối với virus corona thì chưa có một nghiên cứu nào cho thấy virus này có thể sinh sôi ở nhiệt độ môi trường bên ngoài. Bên cạnh đó, không chỉ yếu tốt nhiệt độ mà còn lệ thuộc thêm các độ ẩm, thời tiết ẩm sẽ khác và thời tiết khô sẽ khác. Có thể cùng một nhiệt độ nhưng độ ẩm khác nhau thì virus cũng sẽ tồn tại trong những môi trường khác nhau. Do đó nếu chúng ta chỉ căn cứ và mỗi nhiệt độ thì không đủ cơ sở nhưng đối với nhiệt độ nóng thì virus cũng không thể chịu được quá vài giờ.

Hiện chưa có nghiên cứu nào cho thấy virus corona có thể tồn tại trong thời gian, nhiệt độ bao lâu khi ra môi trường bên ngoài. Cùng nhiệt độ nhưng độ ẩm khác nhau virus cũng tồn tại trong thời gian khác nhau. Nếu chỉ căn cứ vào nhiệt độ thì không đủ nhưng virus không thể sống trong nhiệt độ nóng quá vài giờ. 

Bác sĩ có thể thông tin thêm về tình hình tiếp nhận bệnh nghi nhiễm đến thời điểm này tại bệnh viện quốc tế City và Gia An 115. Hai Bệnh viện đã chuẩn bị cơ sở vật chất như thế nào để sẵn sàng cho việc điều trị cách ly bệnh nhân nhiễm virus?

BS.CKII Phan Thanh Toàn

Hiện tại Bệnh Gia An về phòng cách ly thì có 3 phòng cách ly chuẩn. Về công tác chuẩn bị cơ sở vật chất cũng đã rất đầy đủ, ban lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên rất quan tâm đến công tác phòng ngừa dịch corona để tạo môi trường an toàn cho người bệnh cũng như các nhân viên y tế.

Hiện bệnh viên có tổ chức khu khám bệnh cho người bị ho, sốt và nghi ngờ nhiễm bệnh theo khuyến cáo của bộ y tế. Đến thời điểm này cũng có nhiều người bệnh đến khám vì nghi ngờ nhiễm covid 19 nhưng có đến nay thì chưa phát hiện ca nào dương tính với covid 19.

PGS.TS.BS Trần Quang Bính

Đối với bệnh viện Quốc tế City khi chúng tôi tiếp nhận những thông tin đầu tiên từ Trung Quốc mắc bệnh thì bệnh viện đã có những cảnh giác:

  • Tập huấn cho toàn thể nhân viên hiểu biết về bệnh này và biết cách phòng chống. Tập huấn cho các đội ngũ ý tế biết sử dụng đúng các đồ phòng hộ để bảo vệ chính mình. Tập huấn cho nhân viên vệ sinh trong công tác khử trùng, sát khuẩn đảm bảo khiến thức cho nhân viên.
  • Về cơ sở vật chất, hiện tại bệnh viện chúng tôi có 10 phòng cách ly với áp lực âm, đạt chuẩn nhưng đối với các phòng cách ly này sẽ nằm rải rác từng khoa riêng. Ví dụ: khoa nội có một phòng, khoa ngoại có một phòng, khoa hồi sức có ba phòng, khoa cấp cứu có một phòng.
  • Chúng tôi cũng đã chuẩn bị một tình huống nếu trường hợp có nhiều người bệnh vào mà chúng tôi không thể chuyển đi đâu được thì chúng tôi có trang bị một khu vực gồm 10 giường, chia làm 3 khu vực: khu vực có bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh, khu vực bệnh nhân đã lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm và khu vực xác nhận bệnh nhân có bệnh và cách ly hoàn toàn.
  • Bệnh viện đã thành lập phòng khám chuyên biệt đối với những bệnh nhân nghi ngờ, và đối với khách hàng khi đến bệnh viện khám thì đội ngũ nhân viên chúng tôi sẽ cho khách hàng rửa tay khi bước vào cửa, đeo khẩu trang cho những bệnh nhân có bệnh về đường hô hấp và thực hiện hỏi bệnh nhân xem có tiếp xúc, chăm sóc người nhiễm bệnh không, có từ vùng dịch trở về không để có thể hướng dẫn bệnh nhân đến phòng khám sàng lọc. Nếu có biểu hiện nghi ngờ chúng tôi sẽ tiến hành đưa bệnh nhân đến phòng cách ly theo lối đi riêng biệt.
  • Chúng tôi đã tiếp nhận khá nhiều trường hợp sốt, ho, cảm cúm nhưng đến thời điểm hiện nay bệnh viện vẫn chưa có trường hợp nào nhiễm dương tính với corona.

Cảm ơn PGS Trần Quang Bính và BS.CKII Phan Thanh Toàn!

Quý khách vui lòng liên hệ: 

Bệnh viện Quốc tế City

Phòng khám Pharmacity Quốc Hương, Quận 2 (Quản lý bởi Bệnh viện Quốc tế City)

  • Địa chỉ: Số 44 Quốc Hương, P.Thảo Điền, Quận 2, TPHCM.
  • Điện thoại: (028) 700 3350 - EXT: 1346. 
  • Thời gian hoạt động: Từ 7:30 đến 20:30.
  • Phí khám: 70.000 Đ/lần khám.