Chỉ 03 tháng đầu năm, số ca sởi được báo cáo trên toàn thế giới tăng 300% so với cùng kỳ năm 2018, do có nhiều người bài xích vắcxin. Đây là một con số thật sự là nỗi lo lắng khủng khiếp đối với người dân.

Sởi là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng và phổ biến ở trẻ nhỏ. Đây được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong đối với các bé dưới 5 tuổi. Với sự bùng phát dịch bệnh vẫn đang không ngừng tăng mạnh trong thời gian gần đây của mình, sởi đã khiến các bố mẹ không ngừng lo lắng về tình trạng sức khỏe của trẻ nhỏ. Nếu bạn vẫn chưa thực hiện việc tiêm phòng sởi cho trẻ, hãy tìm hiểu ngay bài viết sau đây và tiến hành đăng ký tham gia tiêm phòng sởi để tạo nên tấm khiên sức khỏe vững chắc bảo vệ trẻ.

Bệnh sởi tăng ở mức báo động

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết có hơn 112.000 bệnh nhân sởi từ 170 quốc gia trong quý một. Con số cùng kỳ của năm trước là 28.000 ca. Theo WHO, số bệnh nhân sởi thực tế của năm 2019 có thể lớn hơn rất nhiều bởi chỉ khoảng một phần mười được báo cáo.

TP.HCM là một trong những địa phương có ca mắc sởi cao nhất tại khu vực Đông Nam Bộ

WHO cảnh báo mọi khu vực trên thế giới đều đang đối mặt với dịch sởi. Tại Việt Nam, theo báo cáo, những địa phương đang có số ca mắc sởi cao nhất tại khu vực Đông Nam Bộ chính là: TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai. Những số liệu trên đã báo động khẩn cấp về tình trạng phức tạp của dịch sởi đang được diễn ra như thế nào - đặc biệt là ở trẻ em.

Đáng quan ngại và dễ lây lan

Bệnh sởi rất dễ lây đối với trẻ dưới 5 tuổi và chủ yếu thông qua đường hô hấp. Khi trẻ hít phải những hạt nhỏ li ti có chứa vi rút sởi từ người bệnh thải ra khi đang nói chuyện, hắt hơi hoặc ho. Cũng như vô tình chạm trúng những hạt chứa mầm bệnh ấy rồi đưa tay lên mũi hay miệng thì trẻ cũng sẽ bị lây bệnh.

Những nơi công cộng, đặc biệt trường học là một nơi lý tưởng để cho vi rút sởi lây lan nếu có mầm bệnh tại đây. Với khả năng lây lan mạnh trên diện rộng của mình, một người mắc sởi có thể lây nhiễm cho 20 người khác. Đây là một sự lo lắng không nhỏ khi biết được môi trường xung quanh của trẻ luôn có những nguy hiểm ẩn mình đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của trẻ. Mặt khác, số ca mắc sởi ghi nhận tại các bệnh viện cũng tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm chéo trong quá trình điều trị.

Những biến chứng nguy hiểm

Phụ nữ mang thai và thai nhi: Sởi thường tập trung vào nữ giới từ 25 - 40 tuổi, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Nếu không tiêm ngừa kèm hệ thống miễn dịch thấp, vi-rút sởi có thể qua cuống rốn trực tiếp ảnh hưởng tới thai nhi của mình. Đối với những trường hợp chưa có kháng thể vi rút sởi trong máu thì tỉ lệ lây nhiễm sẽ rất cao, lên tới hơn 90%. Thai nhi khi bị lây nhiễm, có thể dẫn đến tình trạng phát triển chậm, dị tật bẩm sinh, thai chết lưu và sinh non.

Phụ nữ mang thai & thai nhi luôn bị đe dọa bởi Sởi

Trẻ em: Sởi để lại các biến chứng không hề đơn giản ở trẻ nhỏ, với cấp độ nhẹ như viêm tai giữa, tiêu chảy, viêm xoang và viêm răng lợi,… Đến những biến chứng nguy hiểm được lưu ý đầu tiên là viêm phổi. Từ mức độ nhẹ đến nặng của viêm phổi, trường hợp tử vong có thể xảy ra nếu không cấp cứu kịp thời, đặc biệt là ở trẻ dưới 1 tuổi. Bên cạnh đó, biến chứng viêm não – màng não ở trẻ là điều cực kỳ nguy hiểm với sức khỏe của trẻ nhỏ và đã có trường hợp tử vong xảy ra.

Biện pháp phòng ngừa tốt nhất - Tiêm phòng sởi

Tiêm vắc xin là phương pháp hiệu quả nhất để phòng tránh sởi. Để bảo vệ cộng đồng, tỷ lệ tiêm vắc xin sởi cần đạt đến 95% dân số. Tuy nhiên, theo Liên Hợp Quốc, mức độ tiêm phòng của thế giới hiện ở 85%.

Đối với trẻ 9 tháng tuổi, nếu tiến hành tiêm mũi 1 thì hiệu quả bảo vệ cho trẻ khỏi sởi đạt 85%. Nhiều trường hợp mắc bệnh vì đã quên tái tiêm mũi 2 khi trẻ 18 tháng tuổi. Ở mũi lần 2 này, hiệu quả bảo vệ tăng lên thành 95%, giúp bảo vệ bé khỏi nguy cơ mắc sởi rất cao.

Chính vì thế, việc chủ động tiêm phòng sởi sẽ mang lại những giá trị nhất định cho sức khỏe của trẻ. Nhất là trong giai đoạn cực thịnh của dịch sởi như hiện nay.

MMR II – Vắc xin đặc biệt như thế nào?

MMR II (Measles, Mumps, and Rubella Virus Vaccine Live)  – Loại vắc xin hàng đầu được các chuyên gia khuyên dùng trong việc dự phòng trước những nguy cơ mắc bệnh từ Sởi, Rubella và Quai bị. Với tỉ lệ phòng bệnh đạt hiệu quả của mình –  lên đến 95%, MMR II từ Hoa Kỳ sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo nhất cho sức khỏe của người sử dụng. Vắc xin MMR II được khuyến cáo tiêm phòng cho người lớn và tất cả trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên.

Tiêm vắc xin là phương pháp hiệu quả nhất để phòng tránh Sởi

MMR II là loại vắc xin sống, được tạo ra bằng cách giảm độc lực - trích ra một tác nhân lây nhiễm và làm thay đổi để nó trở nên vô hại. Đối tượng của MMR II chính là Sởi, Rubella và Quai bị - 03 nỗi ám ảnh lớn đối với sức khỏe của trẻ em và cả phụ nữ mang thai vì những biến chứng nguy hiểm của mình, thậm chí dẫn đến nguy cơ tử vong.

Vắc xin MMR II được sản xuất bởi hãng Merk Sharp & Dohme của Mỹ - công ty hàng đầu thế giới về dược phẩm và sinh học với quy mô hoạt động trên 140 quốc gia. Và với hiệu quả chuẩn xác của mình, MMR II đã được lưu hành và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Tiêm phòng MMR II ở đâu là uy tín?

Với những yêu cầu chuyên biệt về bảo quản của vắc xin MMR II – Bệnh viện Quốc tế City sở hữu hệ thống bảo quản vắc xin chuẩn quốc tế cũng như luôn đảm bảo về chất lượng, nguồn gốc của vắc xin. Những nỗi lo phổ biến của bệnh nhân về chất lượng dịch vụ sẽ được xóa tan bởi những cam kết đạt chuẩn quốc tế của bệnh viện.

Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm cùng đội ngũ điều dưỡng được đào tạo chuyên biệt về tiêm chủng cùng với sự chu đáo và nhiệt tình chăm sóc trẻ. Phòng tiêm với đầy đủ các trang thiết bị y tế đạt chuẩn cao cấp kèm ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong tiêm chủng vắc xin. Bệnh viện Quốc tế City là nơi hàng đầu luôn sẵn sàng vì sức khỏe của bạn cùng những giá trị cam kết tuyệt vời về chất lượng của bệnh viện. Hãy đến và trải nghiệm !

DANH SÁCH VẮC-XIN HIỆN CÓ TẠI BỆNH VIỆN QUỐC TẾ CITY - XEM TẠI ĐÂY!

Quý khách vui lòng liên hệ: 

Trung tâm Vaccine & Y học du lịch Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.

(Cạnh siêu thị Aeon Mall Bình Tân)

Website: www.cih.com.vn.

FB: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity/